Hotline: 0941068156

Thứ năm, 15/05/2025 00:05

Tin nóng

Mở đợt cao điểm truy quét buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Đề xuất lộ trình áp dụng quy chuẩn khí thải xe mô tô, xe gắn máy

Quyết liệt triển khai Kết luận của Trung ương về ứng phó BĐKH, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Đề xuất áp dụng quy chuẩn khí thải trước tại những nơi có nguy cơ ô nhiễm cao

Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam 2025 là “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Vi phạm về môi trường trong 4 tháng đầu năm giảm mạnh

Việt Nam – Kazakhstan: Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ hợp tác trong nhiều lĩnh vực

Thời tiết ngày 7/5: Bắc Bộ nắng nóng cục bộ, nhiều nơi trên 38°C

[Nghị quyết 68-NQ/TW] Kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng nhất của nền kinh tế

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm Liên bang Nga, dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng tại Nga

Quần thể nghiến cổ thụ ở Tuyên Quang được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng khởi công vào cuối năm 2025

Kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nguy cơ cao cháy rừng ở nhiều nơi khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ

Việt Nam – Nhật Bản: Đẩy mạnh hợp tác ứng phó thiên tai, biến đổi khí hậu

Thúc đẩy hợp tác song phương về chuyển dịch năng lượng giữa Việt Nam và Nhật Bản

Tổng Bí thư đề xuất các định hướng hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Nhật Bản

Huy động doanh nghiệp có năng lực tham gia phát triển công nghiệp đường sắt

Hà Giang: 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng kêu gọi các quốc gia đoàn kết, hợp tác ứng phó biến đổi khí hậu

Thứ năm, 15/05/2025

Giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước

Thứ hai, 08/04/2024 06:04

TMO – Cả nước có gần 410 khu công nghiệp đang sử dụng và xử lý nước thải với công suất 400.000 m3/ngày đêm. Có 71 doanh nghiệp thoát nước, xử lý nước thải chủ yếu là thoát nước dùng chung với 82 nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 1 triệu m3/ngày đêm, hiện sử dụng khoảng 700.000 m3/ngày đêm.

Dù được đánh giá có nguồn tài nguyên nước dồi dào nhưng Việt Nam đang đối mặt với những thách thức, tình trạng xâm nhập mặn, lũ lụt, khô hạn. Tình trạng sử dụng nước trong sản xuất nông nghiệp cũng đặt ra thách thức; hàng nghìn con đập thủy lợi, thủy điện vốn bảo đảm an ninh nguồn nước cũng đặt ra thách thức đó là sự xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Cùng với đó, ô nhiễm nguốn nước là vấn đề lớn đối với với quốc gia, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, làm giảm sự phát triển kinh tế xã hội. Phần lớn nước thải của Việt Nam chưa được xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường, rất ít hộ gia đình có hệ thống xử lý nước thải.

(Ảnh minh họa)

Hiện nay Việt Nam có 750 nhà máy xử lý nước sạch với tổng công suất hơn 1 triệu m3/ngày đêm. Tỷ lệ dân cư đô thị được dùng nước sạch hơn 92%. Về nước thải, cả nước có gần 410 khu công nghiệp đang sử dụng và xử lý nước thải với công suất 400.000 m3/ngày đêm. Có 71 doanh nghiệp thoát nước, xử lý nước thải chủ yếu là thoát nước dùng chung với 82 nhà máy xử lý nước thải với công suất thiết kế 1 triệu m3/ngày đêm, hiện sử dụng khoảng 700.000 m3/ngày đêm. Khoảng 80 dự án xử lý nước thải với công suất hơn 2 triệu m3/ngày đêm cũng đang được triển khai. Tuy nhiên, tỷ lệ thu gom nước thải mới đạt 60%, tỷ lệ xử lý chỉ được 17%.

Theo các chuyên gia, việc đầu tư hạ tầng cấp thoát nước chưa đạt yêu cầu. Để 100% người dân được sử dụng nước sạch sẽ phải đầu tư lớn, số tiền này khoảng 9 tỷ USD đến 2030. Đây là con số rất thách thức trong bối cảnh các nguồn lực đầu tư còn hạn chế. Một số ý kiến cho rằng, con số gần 9 tỷ USD chỉ đáp ứng được những nhu cầu tối thiểu. Thực tế nhiều tổ chức quốc tế đánh giá Việt Nam cần tới 30 tỷ USD để hoàn thiện các hạ tầng cấp thoát nước, gồm các dự án nước sạch, xử lý nước thải dân sinh và công nghiệp. Do đó, các nhà quản lý cần đánh giá đúng giá trị của nước để đưa ra khung chính sách phù hợp và cần tư nhân hóa, huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng lĩnh vực này.

Cũng theo các chuyên gia, với mức độ gia tăng đe dọa từ nguồn nước, Việt Nam có thể mất 6% GDP mỗi năm trong giai đoạn từ nay đến 2035. Trong đó, riêng ô nhiễm nguồn nước có thể làm giảm 3,5% GDP. Để giải quyết vấn đề của ngành nước hiện tại cần thu hút đầu tư từ khối tư nhân để cập nhật, xây dựng hệ thống hạ tầng mới thay cho hệ thống cũ, lạc hậu đang hiện hữu là vấn đề cần thiết. Vì vậy, để thu hút nguồn lực tư nhân, cần có cơ chế chính sách tài chính mạnh mẽ, có khung pháp lý rõ ràng và cần thiết có thể cải cách thể chế.

 

 

HẢI YẾN

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline