Hotline: 0941068156

Thứ ba, 23/04/2024 19:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ ba, 23/04/2024

Gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo tại thị trường châu Phi

Chủ nhật, 28/05/2023 13:05

TMO - Theo Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, đáp ứng nhu cầu về gạo trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn gạo. Đây là cơ hội để gạo Việt Nam gia tăng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này.

Châu Phi được đánh giá là thị trường mới tiềm năng, đa dạng cho các sản phẩm lợi thế của Việt Nam. Thị trường này có nhu cầu tiêu thụ gạo cao, đặc biệt là khu vực Tây Phi do sản xuất lúa không đủ, nhất là những năm xảy ra tình trạng thiên tai, mất mùa, bất ổn chính trị hay dịch bệnh. Trung bình mỗi năm, lục địa này nhập khẩu từ 12-13 triệu tấn gạo các loại, trong khi sản xuất gạo của các nước châu Phi chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu của khu vực này.

Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), sản lượng gạo của châu Phi trong niên vụ 2022/2023 dự báo đạt 24,3 triệu tấn, tăng 1,7% so với niên vụ 2021-2022; trong đó khu vực Bắc Phi ước đạt 3,6 triệu tấn, tăng 23,7% và khu vực châu Phi hạ Sahara ước đạt 20,7 triệu tấn, giảm 1,2%. Ngoài ra, sản lượng gạo tiêu thụ và dự trữ toàn châu Phi trong năm 2023 đạt trên 42,2 triệu tấn, tăng hơn 570 nghìn tấn so với năm 2022; trong đó, khu vực Bắc Phi đạt khoảng 4,4 triệu tấn, tăng 50 nghìn tấn; Khu vực châu Phi hạ Sahara đạt khoảng 37,5 triệu tấn, tăng 300 nghìn tấn.

Nhiều năm qua, mặc dù diện tích gieo cấy lúa tại châu Phi đã được mở rộng nhưng sản lượng gạo sau thu hoạch tại các nước thuộc châu lục vẫn ở mức thấp so với thế giới và bị hạn chế bởi một số yếu tố. Cụ thể như giống lúa chất lượng thấp, ít cải tiến, điều kiện thời tiết diễn biến thất thường, cơ sở hạ tầng canh tác nông nghiệp kém phát triển, nguồn lực hạn chế, dịch hại, quy trình sản xuất, thu hoạch, chế biến và bảo quản yếu kém... 

Sản xuất gạo của châu Phi dự báo sẽ chưa bắt kịp được mức tăng trưởng về nhu cầu tiêu thụ gạo của người dân và gia tăng dân số của khu vực. Gạo nhập khẩu đóng vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực của châu Phi. Để đáp ứng nhu cầu về gạo ước đạt trên 42,2 triệu tấn trong năm 2023, châu Phi dự kiến nhập khẩu khoảng 17,7 triệu tấn, giảm 4,5%. Nguyên nhân giảm nhập khẩu là do từ nửa cuối năm 2022, nhiều nước tại châu lục đã chủ động nhập khẩu gạo để dự trữ, phòng trường hợp giá lương thực lại tiếp tục tăng do hệ lụy từ xung đột Nga - Ukraine kéo dài.

Thời gian tới, nguồn cung cấp gạo chính của châu Phi vẫn sẽ tập trung chủ yếu vào các nước Ấn Độ, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. Chủng loại gạo nhập khẩu chính của các nước châu Phi bao gồm gạo thơm, gạo trắng và gạo tấm. Để thúc đẩy xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Phi dựa trên những tiềm năng sẵn có, Cục Xuất nhập khẩu Bộ Công Thương  đề xuất, khuyến nghị: Đối với Đại sứ quán Việt Nam và các đơn vị ngoại giao tại khu vực châu Phi triển khai đồng bộ các giải pháp: 

Tiếp tục tích cực phối hợp, cập nhật thông tin thị trường, thông tin liên quan đến hoạt động giao thương hai nước và dự báo chính sách, đặc biệt là chính sách thuế, chính sách và tiêu chuẩn về môi trường/tiêu chuẩn sản phẩm, đặc biệt trong bối cảnh thương mại hàng hóa thế giới chịu nhiều tác động từ các yếu tố dịch bệnh, xung đột địa chính trị. Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm hiểu thông tin, thâm nhập thị trường, kết nối kinh doanh, mở rộng thị phần, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp xử lý những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giao thương.

Cung cấp thông tin, chính sách quy định về nhập khẩu gạo, các thông tin nhu cầu thị hiếu tiêu dung, thị trường phân phối và bán lẻ tại thị trường sở tại. Cung cấp các đầu mối thông tin về đối tác nhập khẩu của thị trường châu Phi đối với mặt hàng gạo nói riêng và nông thủy sản nói chung, cầu nối liên kết với Hiệp hội Lương thực Việt Nam hỗ trợ cho doanh nghiêp hai bên phát triển thương mại gạo trong thời gian tới.

Việc triển khai đồng bộ các giải pháp góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam tại thị trường châu Phi (Ảnh minh họa). 

Đối với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư đổi mới công nghệ và phương thức sản xuất, đào tạo nhân lực, liên kết với các hợp tác xã nông nghiệp, nông trường, để hình thành chuỗi liên kết sản xuất lớn và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng đáp ứng yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Tích cực chia sẻ thông tin, liên kết, tạo dựng cộng đồng các doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường châu Phi cởi mở, năng động. Chủ động tiếp cận và hiểu rõ các quy định, tiêu chuẩn liên quan, các chính sách, hàng rào kỹ thuật thương mại của phía Bạn. Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc giải quyết vướng mắc (nếu có).

Đối với các đơn vị thuộc Bộ Công Thương  như Vụ Thị trường châu Á – châu Phi, Cục Xúc tiến thương mại, Cục Xuất nhập khẩu sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ, tích cực triển khai các công tác cần thiết, hiệu quả trong việc hỗ trợ thúc đẩy thương mại gạo hàng hóa hai nước nói chung và thương mại gạo nói riêng, cụ thể: Phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) xác định chủng loại gạo xuất khẩu đáp ứng nhu cầu thị trường làm tiền đề để định hướng sản xuất trong nước.

Tiếp tục tổ chức các hoạt động kết nối giao thương doanh nghiệp, đề xuất các hoạt động hợp tác ở cấp độ chính phủ, doanh nghiệp. Tích cực tìm hiểu thông tin thị trường, nắm bắt được tình hình sản xuất, phân phối, tiêu thụ các chủng loại được ưa chuộng tại khu vực châu Phi để thông tin, hỗ trợ định hướng doanh nghiệp xuất khẩu. Tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại gạo sang thị trường châu Phi để kết nối các doanh nghiệp hai bên, thúc đẩy thương mại gạo.

Thống kê cho thấy, trong giai đoạn 2017-2021, thị trường châu Phi chiếm 17,55% tổng lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam và là khu vực thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam trong những năm qua. Việt Nam xuất khẩu gạo sang 54 quốc gia châu Phi với khối lượng đạt trên 600 nghìn tấn, trong đó, các thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất gồm Ghana, Bờ Biển Ngà, Senegal, Mozambique, Cameroon, Gabon, Tanzania, Ai Cập…Thị hiếu tiêu thụ gạo của thị trường châu Phi: Gạo hạt dài, khi nấu rời hạt (không dính), gạo đồ, gạo thơm, trong khi với Ghana, Senegal, người dân lại thích gạo cứng.

Tại Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đến năm 2030, đối với thị trường Trung Đông và châu Phi, Việt Nam sẽ tăng cường quan hệ hợp tác về phát triển thị trường gạo với các nước, chú trọng việc đàm phán, ký kết các Bản ghi nhớ, thỏa thuận về thương mại gạo với các nước có nhu cầu nhập khẩu gạo. Đẩy mạnh thâm nhập các thị trường châu Phi, đặc biệt ở các nước có nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu gạo lớn.

Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị chia sẻ thông tin, tư vấn cho các doanh nghiệp tăng cường trao đổi, kết nối, hiểu rõ hơn về tiềm năng, cơ hội, thách thức và những điều cần lưu ý khi hợp tác thương mại với khu vực thị trường châu Phi. Tổ chức các diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm và giải pháp bền vững nhằm thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam với các quốc gia khu vực châu Phi. Khai thác các kênh xuất khẩu gạo trắng chất lượng cao vào thị trường Ả rập Xê-út, Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất.

Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của Ả rập Xê-út từ 1,7% năm 2021 lên khoảng 8% vào năm 2025 và lên khoảng 10% vào năm 2030; thị phần vào thị trường Các tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất từ 7,1% năm 2021 lên khoảng 9% vào năm 2025 và khoảng 10% vào năm 2030. Phấn đấu tăng thị phần gạo Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu gạo của thị trường Nam Phi từ 0,7% năm 2021 lên khoảng 1,5% vào năm 2025, khoảng 2% vào năm 2030; duy trì ổn định thị phần tại thị trường Ghana và Bờ Biển Ngà.

 

 

Thanh Nga

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline