Hotline: 0941068156

Thứ năm, 02/05/2024 17:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 02/05/2024

Gia Lai: Công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai tại huyện Ia Pa

Thứ sáu, 19/04/2024 10:04

TMO - UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ sông, suối tại một số khu vực trên địa bàn huyện Ia Pa. 

Hiện nay, tình trạng sạt lở bờ sông, suối trên địa bàn huyện Ia Pa xảy ra ngày càng nghiêm trọng. Địa phương này hiện có đến 19 điểm sạt lở với tổng chiều dài hơn 16 km, hàng năm sạt lở khoảng 23.600 m2 đất sản xuất và nhiều diện tích đất ở của người dân.

Trước tình hình trên, UBND tỉnh công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ sông, suối tại các khu vực: Trạm bơm điện Chư Răng 2 (xã Chư Răng), thôn Quý Đức (xã Ia Trok), cầu Ia Kdăm (xã Ia Mrơn) thuộc địa bàn huyện Ia Pa.  

Tại các khu vực thường xuyên sạt lở này có các các khu dân cư, công trình thủy lợi, tuyến quốc lộ đường Trường Sơn Đông; sạt lở có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến an toàn tính mạng, cơ sở vật chất của người dân, cũng như công trình, hạ tầng giao thông của nhà nước. Do đó cần có giải pháp kịp thời, cấp bách để khắc phục sạt lở, đảm bảo an toàn về người và tài sản hai bên bờ sông.

Sạt lở đất dọc sông Ba tại xã Ia Trôk, huyện Ia Pa. (Ảnh: ND).

Cùng với việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai sạt lở bờ sông, suối tại các khu vực, UBND tỉnh Gia Lai đề nghị UBND huyện Ia Pa cùng các sở, ngành liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp khẩn cấp để khắc phục hậu quả.

Thường xuyên theo dõi diễn biến mưa, lũ, sạt lở; kịp thời tổ chức sơ tán người, tài sản ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm hoặc nguy cơ sạt lở, đảm bảo an toàn, nhu yếu phẩm cần thiết cho người dân. Tăng cường tuyên truyền, vận động người dân kịp thời ứng phó. Tại những khu vực ngập lụt hoặc sạt lở nghiêm trọng cần cắm cảnh báo, khoanh vùng nguy hiểm; bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người dân. 

Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị, địa phương có liên quan tham mưu, đề xuất UBND tỉnh bố trí nguồn vốn để triển khai và giải pháp kịp thời khắc phục triệt để tình trạng sạt, lở. Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm toàn diện về các nội dung đề xuất; phối hợp với các sở, ban, ngành theo dõi, kiểm tra, đôn đốc quá trình thực hiện đảm bảo tuân thủ đúng các quy định của pháp luật; tham mưu, đề xuất Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định công bố kết thúc tình huống khẩn cấp thiên tai theo đúng quy định… 

 

 

Vân Anh

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline