Hotline: 0941068156

Thứ ba, 14/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ ba, 14/05/2024

Dự thảo quy định Danh mục dược liệu làm thuốc

Thứ hai, 11/09/2023 11:09

TMO – Riêng đối với cây, con, bộ phận dùng có thành phần hoạt chất có độc tính nhưng chưa được sử dụng làm thuốc sẽ không được đưa vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc.

Theo dự thảo Thông tư ban hành Danh mục dược liệu độc làm thuốc của Bộ Y tế,  Danh mục dược liệu độc làm thuốc được xây dựng trên nguyên tắc hòa hợp với các hướng dẫn của các nước trong khu vực và trên thế giới về phân loại dược liệu độc làm thuốc; phù hợp cơ sở dữ liệu về dược liệu độc làm thuốc trên thế giới; kế thừa Danh mục dược liệu độc làm thuốc đã được ban hành. Nội dung dự thảo nêu rõ, không đưa vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc đối với cây, con, bộ phận dùng có thành phần hoạt chất có độc tính nhưng chưa được sử dụng làm thuốc.

Theo dự thảo, dược liệu đáp ứng 3 tiêu chí sau xem xét lựa chọn đưa vào Danh mục dược liệu độc làm thuốc, cụ thể: Dược liệu có chuyên luận trong Dược điển Việt Nam hoặc Dược điển tham chiếu, trong đó có thông tin dược liệu có độc (trừ trường hợp ghi ít độc); Dược liệu có độc tính cao gây ảnh đến sức khỏe, tính mạng người sử dụng; Trong quá trình sử dụng gây ra phản ứng có hại nghiêm trọng đã được biết hoặc được Tổ chức Y tế thế giới, cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam hoặc nước ngoài khuyến cáo.

Dự thảo đề xuất Danh mục dược liệu độc làm thuốc bao gồm: Danh mục dược liệu độc nguồn gốc thực vật; Danh mục dược liệu độc nguồn gốc động vật và Danh mục dược liệu độc nguồn gốc khoáng vật; Danh mục dược liệu độc nguồn gốc thực vật được đề xuất gồm 20 dược liệu: Ba đậu, ba đậu sống, bán hạ, cà độc dược, cam toại, chiêu liêu, dừa cạn...; Danh mục dược liệu độc nguồn gốc động vật gồm 4 dược liệu: Ban miêu, ngô công, thiềm tô và toàn yết; Danh mục dược liệu độc nguồn gốc khoáng vật gồm 4 dược liệu: Khinh phấn, hùng hoàng, lưu hoàng và thần sa.

Dự thảo nêu rõ, Danh mục dược liệu độc làm thuốc là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền thực hiện quy định về quản lý đối với dược liệu độc trong kinh doanh, đăng ký, ghi nhãn, kê đơn, cấp phát, chế biến, bảo quản, sử dụng, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các hoạt động khác có liên quan. Các dược liệu nêu trên phải được chế biến theo đúng phương pháp chế biến của Bộ Y tế.

Trồng dược liệu dưới tán cây ăn quả. Ảnh: A. Kiên

Liên quan đến phát triển dược liệu, ngày 17/3/2021, Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Chương trình đặt mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp dược trong nước đạt mức độ phát triển ở trình độ cao, đạt cấp độ 4 theo thang phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO), có giá trị thị trường trong tốp 3 ASEAN, góp phần bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý. Phát triển dược liệu và các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu trong nước thành lĩnh vực sản xuất hàng hoá có chất lượng và giá trị cao, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thế giới.

Mục tiêu cụ thể, đến năm 2025 thuốc sản xuất trong nước đạt 75% số lượng sử dụng và 60% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 10% so với năm 2020; xây dựng được 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên, xây dựng được từ 02-05 vùng trồng sản xuất dược liệu quy mô lớn, mỗi vùng khai thác hoặc vùng trồng có 01-02 chuỗi liên kết nghiên cứu, nuôi trống, chế biến sản xuất dược liệu tuân thủ nguyên tắc, tiêu chuẩn Thực hành tốt trồng trọt và thu hái cây thuốc của Tổ chức Y tế Thế giới(GACH-WHO). Đến năm 2030 thuốc sản xuất trong nước đạt 80% số lượng sử dụng và 70% giá trị thị trường, tỷ lệ sử dụng dược liệu nguồn gốc trong nước, thuốc dược liệu tăng thêm ít nhất 30% so với năm 2020; phát triên được 10-15 dược liệu di thực đáp ứng nhu cầu trong nước. Phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10-15 giống cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn.

Chuyển giao công nghệ sản xuất ít nhất 100 thuốc phát minh còn bản quyền, vắc xin, sinh phẩm y tế và thuốc mà Việt Nam chưa sản xuất được. Trở thành trung tâm sản xuất dược giá trị cao trong khu vực, phấn đấu giá trị xuất khẩu thuốc đạt khoảng 01 tỷ USD. Đến năm 2045 Việt Nam có thuốc phát minh từ nguồn dược liệu đặc hữu được nghiên cứu, sản xuất và đăng ký bản quyền, phấn đấu tổng giá trị ngành công nghiệp dược đóng góp vào GDP trên 20 tỷ USD.

 

 

PHAN ANH

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline