Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 25/07/2025 22:07

Tin nóng

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thứ sáu, 25/07/2025

Du lịch cộng đồng: Nhiều tiềm năng, thừa dư địa nhưng thiếu tính định hướng

Thứ năm, 17/03/2022 09:03

TMO – Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang “góp công” lớn trong phát triển kinh tế-xã hội của các địa phương nói riêng và đất nước nói chung với nhiều loại hình, sản phẩm du lịch mang tính độc đáo, hấp dẫn, điều này không thể phủ nhận và hoài nghi. Tuy nhiên, việc phát triển du lịch ồ ạt thiếu tính định hướng, bền vững đang đặt ra không ít lo ngại về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, đặc biệt đối với loại hình du lịch cộng đồng và nghỉ dưỡng.

Hiện nay, nhiều điểm du lịch cộng đồng trên cả nước đang trong giai đoạn khởi phát, cần được hỗ trợ phát triển; và cũng có không ít các bản, làng, điểm đến du lịch cộng đồng đã được hỗ trợ khá tốt, qua các dự án từ trong và ngoài nước. Tuy nhiên, sau khi kết thúc dự án, thì hoạt động du lịch không tiếp tục được duy trì do thiếu nguồn khách, thiếu người lãnh đạo trong cộng đồng, không có sự gắn kết với doanh nghiệp du lịch…

Bên cạnh đó, một số nơi chính quyền địa phương và cơ quan hữu quan còn chậm vào cuộc, người dân nhiều khi quá sốt sắng, dẫn đến làm du lịch với tâm lý “mạnh ai nấy làm”, hoặc theo kiểu phong trào, với tầm nhìn ngắn hạn, không được hoạch định có bài bản khiến việc phát triển du lịch cộng đồng xuất hiện nhiều bất cập, hạn chế…Điều này, không chỉ gây thiệt hại cho phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mà trên thực tế còn khiến nhiều người dân lâm vào cảnh lao đao.

(Ảnh chỉ mang tính chất minh họa)

Trước xu thế phát triển mới của du lịch cộng đồng và cơ hội cải thiện thu nhập, nhiều hộ dân vốn sinh sống bằng nông nghiệp và đi rừng, đã đua nhau chuyển sang làm du lịch mà thiếu sự tìm hiểu, chuẩn bị. Hầu hết các gia đình đã vay mượn tiền bạc xây dựng homestay, thậm chí, xây homestay trên đất chiếm dụng trái phép từ hành lang đường giao thông, hoặc chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất kinh doanh sai quy định...

Trong đó, không ít gia đình khi tham gia làm du lịch cộng đồng, chưa hoàn vốn lại gặp ngay thời điểm dịch bệnh Covid-19, lượng du khách ít, nguồn thu từ homestay rất hạn chế, không đủ trang trải hoạt động, khấu hao tài sản, trả lãi ngân hàng khiến nhiều gia đình sa vào cảnh nợ nần, rơi vào tình cảnh“sống dở chết dở”, vì nếu đóng cửa thì không thu hồi được vốn, mà tiếp tục duy trì thì  thu không đủ chi phí...

Theo giới chuyên gia, du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn mang tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản, chưa đi vào thực chất. Muốn hạn chế tình trạng phát triển tự phát về du lịch cộng đồng như hiện nay, nhất thiết phải có quy hoạch cụ thể và rõ ràng, tăng cường chức năng quản lý Nhà nước, tạo điều kiện cho người dân làm đúng và hiệu quả hình thức du lịch này...

Có thể thấy, vẫn còn nhiều rào cản làm giảm sự tham gia của cộng đồng trong quá trình phát triển du lịch ở Việt Nam. Những rào cản này, có thể đến từ trình độ học vấn thấp, thiếu vốn, kỹ năng, kiến thức làm du lịch chuyên nghiệp; thậm chí thiếu minh bạch và  phân phối lợi ích không đồng đều. Đặc biệt, là chúng ta vẫn đang thiếu một khuôn khổ chính sách phù hợp để hỗ trợ việc phát triển tri thức cộng đồng.

(Còn nữa)

 

Tổ chức Chuyên đề: Gia Kiệt

Thực hiện: Vũ Minh – Quỳnh Vân

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline