Hotline: 0941068156
Thứ tư, 27/11/2024 14:11
Thứ tư, 25/01/2023 15:01
TMO – Đến năm 2045, Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; có trình độ phát triển khá so với cả nước.
Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó có mục tiêu là nội dung hoàn toàn mới.
Theo đánh giá, hầu hết các nhiệm vụ, giải pháp, chỉ tiêu đề ra của Nghị quyết số 21-NQ/TW trước đây đã được các bộ, ngành và Đảng bộ, chính quyền, nhân dân 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và Cần Thơ) triển khai hiệu quả.
Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông là một trong những nhiệm vụ phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Qua gần 20 thực hiện, kinh tế vùng tăng trưởng khá, chất lượng tăng trưởng được nâng lên với tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, khẳng định là vị trí trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa, gạo, trái cây hàng đầu cả nước.
Một số trung tâm công nghiệp chế biến phục vụ sản xuất nông nghiệp, thủy sản với công nghệ các được hình thành, từng bước khẳng định là trung tâm năng lượng của cả nước. Kinh tế biển được phát triển mạnh, trong đó ngành thủy sản đã được phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia.
Nếu như Nghị quyết số 21 không đề cập thì Nghị quyết số 13 lần này đã xác định rất rõ mục tiêu phấn đấu đến năm 2030: Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; là trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động và hiệu quả cao của quốc gia, khu vực và thế giới trên cơ sở phát triển hệ thống các trung tâm đầu mối về nông nghiệp, các hành lang kinh tế và các đô thị động lực tập trung các dịch vụ và công nghiệp đa dạng với hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển kinh tế biển; kinh tế du lịch…
Đến năm 2045, Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng phát triển toàn diện, sinh thái, văn minh và bền vững, mang đậm bản sắc văn hóa sông nước; có trình độ phát triển khá so với cả nước…
Vùng Đồng bằng sông Cửu Long có 13 đơn vị hành chính (Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau). Diện tích tự nhiên toàn vùng khoảng trên 39.000 km2, dân số khoảng trên 21 triệu người. Mũi nhọn phát triển kinh tế của vùng chủ yếu là nuôi trồng thuỷ hải sản, sản xuất nông nghiệp, dịch vụ, du lịch.
Phương Điền
Bình luận