Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 21:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

“Di sản đô thị” - giá trị lớn nhưng nhận thức chưa đủ

Thứ hai, 10/01/2022 10:01

TMO - Di sản đô thị đang phải chịu cảnh “lép vế” so với các di tích, di sản văn hóa khác, bởi Di sản đô thị không được bảo vệ bởi hành lang pháp lý (cụ thể là Luật Di sản văn hóa). Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị biến dạng, xuống cấp, thậm chí biến mất hoàn toàn nếu không nhận diện để đưa ra cách ứng xử đúng.

Theo giới chuyên gia, Di sản đô thị bao gồm các công trình mang tính tượng đài và các yếu tố kiến trúc thông thường, tạo thành một chỉnh thể thống nhất hoặc một cấu trúc không gian đô thị thống nhất, thể hiện qua các đặc tính chung, phong thái quy hoạch, công năng đặc thù hoặc dấu ấn của một giai đoạn.

Trong bảo tồn và phát huy các giá trị di sản đô thị, không chỉ quan tâm đến một công trình riêng lẻ, mà phải chú ý đến cả những yếu tố gắn kết như khung cảnh kiến trúc, môi trường đô thị để bảo tồn và tôn vinh giá trị toàn vẹn của di sản. Từ đó, di sản không chỉ tồn tại mà còn “sống” được trong bối cảnh đô thị hiện đại, góp phần xây dựng một đô thị có bản sắc và văn hóa.

Dinh tỉnh trưởng (TP. Đà Lạt) "suýt" bị thay thế bởi dự án thương mại, khách sạn.

Đà Lạt những năm gần đây thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường, mới đây lại lắp thêm những cột đèn giao thông xanh, đỏ khiến nhiều du khách ngỡ ngàng và ít ai có thể hình dung được điều này. Ngay cả Dinh Tỉnh trưởng-một công trình có tiếng, được nhiều chuyên gia văn hóa, kiến trúc đề xuất cần bảo tồn-cũng đứng trước nguy cơ bị “xóa sổ”, thay vào đó là một dự án xây dựng phục vụ thương mại và du lịch.

TP. Đà Lạt có lịch sử rất đặc biệt. Một đô thị được hình thành từ con số 0, không trên một tiền đề như những thành phố khác. Từ một vùng đất cao nguyên, người Pháp quy hoạch, thiết kế một cách bài bản để trở thành một thành phố nghỉ mát, đô thị nghỉ dưỡng. Tất cả các công trình đều gắn và hài hòa với thiên nhiên. Giờ đây, tên gọi "thành phố mộng mơ" đang có nguy cơ biến mất trước tốc độ đô thị hóa chóng mặt. Cấu trúc không gian (điều độc đáo nhất của Đà Lạt, bên cạnh hệ thống các biệt thự cổ) đã bị phá vỡ.

Đây chỉ là một trong nhiều ví dụ về những di sản đô thị đang có nguy cơ biến dạng. Đô thị di sản ở Việt Nam là những khái niệm mới, chưa hiện diện trong Luật Di sản văn hóa. Và đó cũng là một trong những lý do, không dễ để "viện cớ" khi tìm giải pháp giữ gìn.

Hà Nội, nhiều di sản đô thị là các công trình kiến trúc thời Pháp thuộc với các khu phố cũ, biệt thự cũ, các bảo tàng, nhà hát, bệnh viện, trường học… còn bảo tồn được nguyên vẹn những giá trị kiến trúc và không gian xung quanh. Ngoài ra, không thể không kể đến hệ thống các công trình nhà ở, khu tập thể, công viên, công trình công cộng được xây dựng thời kỳ những năm 1960 – 1990 với phong cách kiến trúc tiêu biểu của Liên-xô (cũ). Những di sản đô thị này theo thời gian đều đã khẳng định được giá trị quý báu về văn hóa, lịch sử, kiến trúc. Và điều quan trọng là các di sản này đã và đang tiếp tục đóng góp vào việc tạo nên bản sắc đô thị và góp phần nhận diện Thủ đô Hà Nội.

Hà Nội là địa phương sở hữu nhiều căn biệt thự lâu đời, cổ kính.

Mặc dù mang không ít dấu vết của thời gian, lịch sử, phản ánh các lớp lang văn hóa. Dù vậy, di sản đô thị nơi đây chưa bao giờ được chính thức công nhận là một loại hình di sản văn hóa. Vì điều này, các di sản đô thị không được xếp hạng, đồng thời không được Luật Di sản văn hóa bảo vệ bằng hệ thống khung pháp lý như các di tích, di sản văn hóa phi vật thể. Trong khi đó, chúng đang phải đối mặt là nguy cơ bị biến dạng, xuống cấp hoặc rất có thể bị tan rã bất cứ lúc nào.

Bên cạnh đó, các di sản đô thị thường nằm ở những vị trí “đất vàng” tại các khu vực trung tâm thành phố nên khả năng bị “thôn tính” càng cao hơn. Không khó để nhận ra sự biến mất nhanh chóng của nhiều biệt thự cũ trên các khu phố Pháp và các tuyến phố trung tâm quận Hoàn Kiếm những năm gần đây, và bị thay thế bởi các tòa nhà văn phòng, cao ốc hiện đại hoặc trở thành bãi đất trống nằm chờ dự án; hay sự thế chân dần dần các khu tập thể cũ ở Kim Liên, Trung Tự, Giảng Võ quận Đống Đa bằng những chung cư hiện đại. Ngược lại, không ít công trình bị rơi vào quên lãng, không ai ngó ngàng suốt vài thập niên qua như biệt thự 49 Trần Hưng Đạo quận Hoàn Kiếm, hay tòa nhà công vụ số 300 Kim Mã quận Ba Đình.

Một thách thức khác mà di sản đô thị đang phải đối mặt, đó là sự phá vỡ không gian cảnh quan xung quanh. Ví như lối kiến trúc đặc trưng của biệt thự Pháp là luôn có không gian cây xanh, khuôn viên, hàng rào bao quanh, rộng hơn nữa là cảnh quan của những con phố xung quanh.

Không chỉ phải đối diện với những thách thức trực tiếp nêu trên, công tác bảo tồn di sản đô thị ở Hà Nội còn gặp không ít khó khăn, bất cập khác. Đó là sự buông lỏng, hoặc ngược lại là sự cứng nhắc trong công tác quản lý của các cơ quan chức năng.

Theo giới kiến trúc sư, chúng ta đang khá cứng nhắc khi phân loại và tiếp cận di sản. Tiếp cận một di sản, dù được công nhận hay chưa, trước hết, phải tôn trọng và có cách ứng xử khách quan, nhân văn. Nếu nhìn nhận giá trị di sản chỉ dựa trên phương diện hành chính sẽ dễ dẫn đến cực đoan. Hà Nội mang trong mình một nền văn hóa được kế thừa từ truyền thống lịch sử lâu đời. Điều này đã khiến Hà Nội trở thành một trong những thành phố hấp dẫn nhất châu Á, nơi mà lịch sử lâu đời và các công trình văn hóa kết nối trực tiếp với sự phát triển của kinh tế và cơ sở hạ tầng.

Di sản đô thị, nếu được quản lý một cách hiệu quả, đây sẽ là một tiềm năng lớn cho tương lai của mỗi thành phố. Quy hoạch phát triển phải kết hợp các hành động để bảo tồn và thúc đẩy các tài sản văn hóa “sống” trong các thành phố, vì chúng giúp định hình bản sắc của thành phố với sự sáng tạo và bền vững.

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline