Hotline: 0941068156
Thứ ba, 21/01/2025 07:01
Thứ ba, 10/05/2022 11:05
TMO – Sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản, công tác điều tra cơ bản địa chất đạt những kết quả đáng kể, nhiều khu vực khoáng sản mới được phát hiện và đánh giá góp phần gia tăng tài nguyên, trữ lượng một số khoáng sản chủ yếu, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản đã đạt nhiều hiệu quả, góp phần đưa hoạt động khoáng sản đi vào nền nếp, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản được tăng cường.
Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, một số điều khoản không còn phù hợp với thực tiễn. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang lấy ý kiến góp ý dự thảo sửa đổi bổ sung. Theo đó, dự kiến Luật sẽ đổi tên gọi: Luật Địa chất và Tài nguyên khoáng sản. Luật quy định về điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; thăm dò, khai thác khoáng sản; quản lý nhà nước về địa chất, khoáng sản trên lãnh thổ Việt Nam. Khoáng sản là dầu khí; khoáng sản là nước thiên nhiên không phải là nước khoáng, nước nóng thiên nhiên không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật này.
(Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)
Dự thảo Luật đang lấy ý kiến đưa ra 5 chính sách chủ yếu, là nòng cốt của dự thảo Luật. Đó là: Chính sách về tài nguyên địa chất, khoáng sản; điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản; thông tin, dữ liệu địa chất, khoáng sản; Hoàn thiện chính sách về bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản; chiến lược, quy hoạch địa chất, khoáng sản; Hoàn thiện chính sách về khu vực khoáng sản; Hoàn thiện chính sách trong quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản; Tài chính về địa chất, khoáng sản.
Luật Khoáng sản hiện hành được ban hành năm 2010 là dấu mốc quan trọng đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Luật Khoáng sản đã thể chế hóa chủ trương, chính sách khuyến khích các tổ chức, cá nhân có năng lực về vốn, công nghệ, thiết bị đầu tư vào khai thác khoáng sản; điều tiết nguồn thu từ khoáng sản để hài hòa lợi ích của “Nhà nước-Doanh nghiệp-Người dân”; khai thác khoáng sản phải lấy hiệu quả kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cơ bản để quyết định đầu tư; hạn chế và tiến tới xóa bỏ cơ chế “xin-cho” trong việc cấp phép hoạt động khoáng sản thông qua đấu giá quyền khai thác khoáng sản.
Quốc Dũng
Bình luận