Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 07:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Đề xuất sớm hình thành cơ sở pháp lý chặt chẽ về phát triển kinh tế tuần hoàn

Thứ tư, 09/08/2023 19:08

TMO - Một trong những giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới là chuyển đổi từ cách tiếp cận kinh tế tuyến tính truyền thống sang thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn. Nhiều chuyên gia cho rằng phải nhìn nhận nghiêm túc hơn về yêu cầu phát triển bền vững, tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và sức chống chịu của chuỗi cung ứng.

Trong những năm qua, các quốc gia trên thế giới đã và đang quan tâm hơn đến với mô hình kinh tế tuần hoàn. Đặc biệt, bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát vào các năm 2020-2021 đã khiến các quốc gia phải nhìn nhận nghiêm túc hơn yêu cầu phát triển bền vững, tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và sức chống chịu của chuỗi cung ứng. Theo đó, phát triển kinh tế tuần hoàn được nhìn nhận là một hướng đi quan trọng. Đối với Việt Nam, thực tiễn công cuộc đổi mới trong hơn 36 năm qua cho thấy, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, quá trình gia tăng dân số, đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh cũng đang góp phần gia tăng thách thức về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Nhiều chuyên gia cho rằng, từ những thách thức đó đặt ra yêu cầu phải nhìn nhận nghiêm túc hơn về yêu cầu phát triển bền vững, tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế và sức chống chịu của chuỗi cung ứng.

Một trong những giải pháp phù hợp với xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới là chuyển đổi từ cách tiếp cận kinh tế tuyến tính truyền thống sang thúc đẩy phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn. Để làm được điều đó, Việt Nam có thể tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ công nghệ mới nhất, gắn với số hóa và các giải pháp cách mạng công nghiệp 4.0. Trong đó, việc tối ưu hóa liên kết sản xuất, quan hệ đầu vào-đầu ra giữa các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, giữa các cấu phần trong mô hình kinh tế tuần hoàn có thể dựa vào các công nghệ 4.0, trong đó có dữ liệu lớn, internet vạn vật.

Kinh tế tuần hoàn - giải pháp căn cơ giúp giảm phát thải trong sản xuất.  

Theo các chuyên gia, kinh tế tuần hoàn gắn với tư duy thiết kế mới, có ứng dụng đổi mới sáng tạo và liên quan đến nhiều mảng chính sách khác nhau, cách tiếp cận tuần tự, truyền thống nhằm hoàn thiện các nội dung chính sách liên quan là cần thiết, song chưa đủ. Do đó, cần sớm hình thành một cơ sở pháp lý đủ chặt chẽ, gồm cả tính động lực và an toàn cho phát triển kinh tế tuần hoàn sẽ giúp cụ thể hóa các nội dung hợp tác quốc tế liên quan đến kinh tế tuần hoàn (chuyển đổi năng lượng xanh, nông nghiệp,…) mà lãnh đạo cấp cao đã trao đổi và nhấn mạnh với các đối tác song phương và đa phương.

Trước đó, vào tháng 6/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái ký Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam”. Đề án đặt mục tiêu góp phần giảm cường độ phát thải khí nhà kính ít nhất 15% vào năm 2030, hướng tới giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Đồng thời, tăng cường nhận thức, sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đối với mô hình kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy xanh hóa các ngành kinh tế. Mô hình Kinh tế tuần hoàn hỗ trợ xây dựng lối sống xanh, khuyến khích phân loại rác thải và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Điểm nổi bật của Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn cụ thể là đến năm 2025, các dự án kinh tế tuần hoàn bước đầu đi vào thực hiện và phát huy hiệu quả. Tái sử dụng, tái chế, xử lý 85% lượng chất thải nhựa phát sinh; giảm thiểu 50% rác thải nhựa trên biển và đại dương so với giai đoạn trước; giảm dần mức sản xuất và sử dụng túi ny-lông khó phân hủy và sản phẩm nhựa dùng một lần trong sinh hoạt.

Đến năm 2030, các dự án kinh tế tuần hoàn trở thành một động lực chủ yếu trong giảm tiêu hao năng lượng sơ cấp. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt đô thị được thu gom, xử lý bảo đảm tiêu chuẩn đạt 50%; 100% rác thải hữu cơ ở đô thị và 70% rác thải hữu cơ ở nông thôn được tái chế. Đề án cũng nêu ra các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó có nâng cao nhận thức về kinh tế tuần hoàn cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cộng đồng doanh nghiệp và người dân; xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tuần hoàn riêng hoặc lồng ghép phát triển kinh tế tuần hoàn vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; hoàn thiện cơ chế phát triển công nghiệp và dịch vụ môi trường tuần hoàn.

 

 

QUỐC DŨNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline