Hotline: 0941068156
Thứ hai, 02/12/2024 20:12
Thứ bảy, 09/11/2024 18:11
TMO - Xe điện đang là xu hướng tất yếu hiện nay và giai đoạn tới, nhưng thực tế phát triển xe điện tại mỗi quốc gia đang có sự khác biệt rõ rệt. Thậm chí, tại những thị trường mới nổi và đầy tiềm năng như Việt Nam, các doanh nghiệp dường như vẫn đang gặp không ít khó khăn trong tiến trình chuyển đổi xanh.
Việc chuyển đổi sử dụng phương tiện năng lượng sạch trong lĩnh vực giao thông vận tải đã được nhiều địa phương quan tâm, triển khai nhằm hiện thực hóa cam kết giảm phát thải nhà kính của Việt Nam đạt mức phát thải ròng bằng “0” (Net Zero) vào năm 2050. Giải pháp sử dụng xe đạp, xe đạp trợ lực điện, xe đạp điện sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu này, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM.
Theo đó, việc phát triển loại hình xe đạp công cộng để hỗ trợ các loại hình vận tải hành khách công cộng khác (đường sắt đô thị, xe buýt) sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động và đa dạng hóa lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, từng bước thay đổi thói quen đi lại của người dân, giảm ô nhiễm môi trường và bước đầu hình thành mạng lưới phụ trợ giúp kết nối người dân đến trạm xe buýt thuận tiện.
Nhiều địa phương đã vận hành dịch vụ xe đạp công cộng. Tuy nhiên kết quả vẫn chưa đạt kỳ vọng, 'còn nhiều việc phải làm'.
Tuy nhiên, phát triển loại hình phương tiện sử dụng nhiên liệu xanh, sạch (điện) cũng gặp không ít khó khăn, mà điển hình là sạc pin. Theo các chuyên gia, cần quan tâm, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp và người dân tham gia đầu tư xây dựng trạm sạc bằng các cơ chế, chính sách về đất đai, thuế; ưu tiên giá tiền điện ở các trạm sạc xe điện… nhằm lan tỏa, khuyến khích người dân sử dụng xe điện.
Lý giải việc này, một số chuyên gia cho rằng, hiện nay có làn sóng chuyển đổi của các doanh nghiệp từ sử dụng xe xăng sang xe điện. Điều này cũng khẳng định được hiệu quả về kinh tế và môi trường rất rõ rệt... Tuy nhiên, người dân vẫn e ngại khi sử dụng xe điện, đó là vấn đề trạm sạc… Do đó, đề nghị cơ quan chức năng quan tâm, có chính sách về vấn đề này.
Đồng thời, cần ban hành các quy định liên quan giá xe, ưu tiên giá tiền điện để các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp tiên phong sử dụng xe điện… từ đó lan tỏa, khuyến khích người dân tin tưởng chuyển đổi từ xe xăng sang xe điện. “Chuyển từ xe xăng sang xe điện vừa bảo vệ môi trường, giá cả hợp lý cũng là biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp trong nước”.
Được biết, hồi tháng 8/2024, kết luận trong cuộc họp về chính sách phát triển phương tiện giao thông xanh và chính sách phát triển trạm sạc điện cho phương tiện giao thông xanh, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định sửa đổi, bổ sung quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện; trong đó cần nghiên cứu, đề xuất và đánh giá tác động của cơ chế hỗ trợ giá điện đối với trạm sạc điện phục vụ phương tiện giao thông xanh.
Bộ Xây dựng khẩn trương ban hành, sửa đổi các quy chuẩn, tiêu chuẩn nhà chung cư, trung tâm thương mại, trong đó quy định các tiêu chuẩn về hệ thống sạc điện cho phương tiện giao thông xanh và ban hành hướng dẫn để bổ sung trong quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, quy hoạch tỉnh, bảo đảm có các hệ thống trạm sạc điện công cộng trong các đô thị phục vụ phương tiện giao thông xanh để các địa phương triển khai thực hiện, không làm ảnh hưởng đến hoạt động phương tiện giao thông xanh của người dân, hoàn thành trong tháng 8 năm 2024.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ khẩn trương ban hành tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn) về đầu cắm điện, ổ cắm điện và dây sạc điện đối với phương tiện giao thông xanh. Các Bộ, ngành liên quan rà soát lại các quy hoạch ngành, quy hoạch tỉnh, bổ sung và có chính sách phát triển giao thông xanh, nhất là chính sách đầu tư phát triển hạ tầng giao thông xanh (trong đó có hạ tầng trạm sạc điện và nguồn cung cấp điện), đáp ứng lộ trình chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metan của ngành giao thông vận tải.
HẢI YẾN
Bình luận