Hotline: 0941068156

Thứ năm, 04/07/2024 16:07

Tin nóng

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Trên 100 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

PGS.TS. Đỗ Văn Dung giữ chức Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường tỉnh Ninh Bình

Hà Nam: Muỗm cổ thụ trên 350 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thừa Thiên-Huế: Tổ chức Lễ công nhận Cây Di sản tại trường THCS Phú Lộc

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ năm, 04/07/2024

Đẩy nhanh tiến độ các dự án khắc phục tình trạng ngập úng đô thị

Thứ tư, 05/06/2024 07:06

TMO - Đẩy mạnh số hoá, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư phát triển hạ tầng, hệ thống thoát nước… là những nhiệm vụ mà thành phố Hà Nội đã và đang triển khai thực hiện, nhằm giải quyết căn bản các vấn đề úng, ngập trong những năm tới.

Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 -  2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065. Một trong những nội dung đáng chú ý của Kết luận số 80 là phấn đấu trước năm 2035, giải quyết căn bản vấn đề về nước sạch, xử lý nước thải, xử lý dứt điểm vấn đề úng, ngập...

Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp, tần suất các cơn bão ảnh hưởng đến khu vực Hà Nội có xu thế tăng; Mưa theo vùng trong thời gian ngắn, lượng mưa vượt trung bình hàng năm, trong các tháng cao điểm mưa có xu hướng tăng dần từ 5 - 10%... Ngoài yếu tố thời tiết, hiện nay, nhiều dự án thoát nước đã hoàn thành thi công nhưng chưa thanh thải, bàn giao, tiếp nhận đưa vào quản lý khai thác sử dụng; nhiều dự án đang triển khai thi công với thời gian kéo dài, dự án có nhưng triển khai chậm. Các trạm bơm điều tiết hồ trong lưu vực thoát nước được đầu tư xây dựng từ lâu, nay đã xuống cấp tiềm ẩn nhiều sự cố đột xuất, bất thường; Hệ thống thoát nước tại các khu vực phố cổ, phố cũ được đầu tư xây dựng từ những năm 1954 đến nay đã xuống cấp, sụt lún gây mất an toàn…

Bên cạnh đó, nhiều hồ điều hoà trong các khu đô thị do các chủ đầu tư khai thác quản lý vận hành với mục đích tạo cảnh quan, kinh doanh chưa liên kết với hệ thống thoát nước của khu vực, chưa được kết nối với hệ thống thoát nước của thành phố; Tốc độ đô thị hoá nhanh trong khi các công trình hạ tầng kỹ thuật như trạm bơm đầu mối, các hồ trong khu đô thị chưa được đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Quá trình triển khai dự án đầu tư các khu đô thị chưa chú trọng xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước, hồ điều hoà, cây xanh thảm cỏ và chưa sử dụng các vật liệu, kết cấu vỉa hè tăng khả năng thấm nước dẫn đến nước xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước chung gây quá tải… ảnh hưởng không nhỏ tới công tác thoát nước của Thủ đô.

Tình trạng ngập úng đô thị kéo dài đòi hỏi TP.Hà Nội cần quyết liệt triển khai các giải pháp. 

Trước thực tế trên, thời gian tới TP.Hà Nội tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong thực tế triển khai công tác thoát nước nhằm khắc phục tình trạng úng ngập khi mưa trên địa bàn Thành phố; đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước theo Quy hoạch. Quản lý khắc phục tình trạng úng ngập khi mưa trên địa bàn Thành phố, đặc biệt đối với khu vực đô thị; giảm thiểu các điểm úng ngập cục bộ cả về chiều sâu và thời gian úng ngập. Tập trung công tác đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn đầu tư công.

Theo đó, đối với những địa bàn đã được đầu tư hệ thống thoát nước hoàn chỉnh - Lưu vực Tô Lịch gồm các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai và một phần các quận: Tây Hồ, Thanh Xuân sẽ tập trung phát huy hiệu quả tiêu thoát nước của hệ thống hiện có, đưa nước nhanh nhất về các nguồn tiêu và các trạm bơm đầu mối, đảm bảo thoát nước nhanh với trận mưa có cường độ 310mm/2 ngày và 70mm/h tại khu vực đã được cải tạo theo Dự án thoát nước cải thiện môi trường Hà Nội.

Đối với các địa bàn chưa được đầu tư đồng bộ hoặc chưa được đầu tư - Lưu vực Tả Nhuệ, Lưu vực Hữu Nhuệ gồm địa bàn các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Hà Đông; Lưu vực Long Biên gồm địa bàn quận Long Biên, tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư hệ thống thoát nước sử dụng vốn ngân sách theo quy định của Luật Đầu tư công. 

Về quy hoạch, TP.Hà Nội yêu cầu thực hiện rà soát, điều chỉnh quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cập nhật và lồng ghép vào đồ án Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, đồng thời, lập Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước và xử lý nước thải đô thị giai đoạn 2026-2030. Cùng với đó, hoàn thành các dự án đầu tư theo Kế hoạch số 312/KH-UBND ngày 21/12/2021 và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021- 2025 gồm 03 dự án đang triển khai: Hệ thống thoát nước, hồ điều hòa, trạm bơm Vĩnh Thanh và Xây dựng; nâng cấp trạm bơm Phương Trạch tại huyện Đông Anh; cải thiện hệ thống tiêu nước khu vực phía Tây thành phố.

Trong thời gian tới, 5 dự án thành phố đang chuẩn bị đầu tư, gồm: Xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ; Xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ; Xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên; Chống úng ngập cục bộ cho các quận nội đô và một số huyện ven đô; 03 dự án thoát nước do UBND quận Long Biên làm chủ đầu tư. Ngoài ra, dự án xây dựng bể điều tiết ngầm tại khu vực Ngã năm Đường Thành - Bát Đàn - Nhà Hỏa - Phùng Hưng do UBND quận Hoàn Kiếm đề xuất và được UBND thành phố thống nhất chủ trương.

Cùng với việc triển khai các giải pháp trên, trước mắt để ứng phó với tình trạng ngập úng đô thị UBND TP.Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý, duy tu, duy trì hệ thống thoát nước; thực hiện duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ giảm thiểu tình trạng úng ngập. Hoàn thành công tác sửa chữa, bảo dưỡng các công trình đầu mối (trạm bơm, đập điều tiết, cống qua đê…) trước mùa mưa; tiếp tục giải quyết các điểm ngập nhỏ lẻ cục bộ và khắc phục sự cố trên hệ thống thoát nước.

Kiểm soát thường xuyên giữ mực nước trên hệ thống mương, sông, hồ điều hòa thoát nước theo đúng quy trình.Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, xây dựng kịch bản các tình huống cụ thể khi mưa để ứng phó kịp thời. Vận hành hợp lý cụm công trình đầu mối Yên Sở, Bắc Thăng Long - Vân Trì, các cửa điều tiết và các trạm bơm tiêu thoát nước chính. - Tổ chức triển khai công tác ứng trực giải quyết sự cố úng ngập khi mưa lớn, giảm thiểu mức độ và thời gian úng ngập trên địa bàn Thành phố; tổ chức phân luồng giao thông khi mưa lớn.

Tăng cường công tác bảo vệ chống lấn chiếm hồ ao, diện tích mặt nước đảm bảo cảnh quan và phục vụ điều hòa thoát nước đô thị. UBND TP.Hà Nội yêu cầu các đơn vị quản lý khắc phục tình trạng úng ngập khi mưa, đặc biệt đối với khu vực đô thị; giảm thiểu các điểm úng ngập cục bộ cả về chiều sâu và thời gian úng ngập. Các đơn vị sẽ tập trung công tác đầu tư xây dựng, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước bằng nguồn vốn đầu tư công. Các sở, ban, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã, các đơn vị thoát nước được giao nhiệm vụ nghiêm túc tổ chức thực hiện có hiệu quả kế hoạch này.

Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các đơn vị thoát nước: Xây dựng Kế hoạch bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Hà Nội mùa mưa hàng năm trên địa bàn được giao quản lý của đơn vị. Thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống thiên tai theo phương châm 4 tại chỗ. Xây dựng kế hoạch ứng trực 24/24h cụ thể, chi tiết cho từng vị trí, từng khu vực và cả kế hoạch ứng phó đối với trận mưa vượt công suất thiết kế của hệ thống. Triển khai ứng trực kịp thời, đúng kế hoạch với đầy đủ phương tiện, thiết bị, công cụ, dụng cụ, nhân lực khi có mưa trên toàn địa bàn, trong đó trọng tâm là các điểm úng ngập trên các trục đường giao thông chính, các đường phố có mật độ giao thông cao và địa hình trũng cục bộ dễ gây ùn tắc giao thông.

Tăng cường kiểm tra, phát hiện khắc phục sự cố thoát nước trên hệ thống kịp thời; nghiên cứu, đề xuất các giải pháp xử lý các điểm úng ngập trên địa bàn được giao quản lý. Chủ động phối hợp với Tổng Công ty Điện lực Thành phố và các Công ty Điện lực quận, huyện, thị xã đảm bảo cung cấp điện ổn định, phục vụ vận hành an toàn các trạm bơm thoát nước...

TP.Hà Nội cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước theo Quy hoạch. 

Mới đây, trong phiên chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra ngày 4/6, nguyên nhân gây ra ngập úng ở các đô thị, nhất là các đô thị lớn là một trong những nội dung được quan tâm. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh cho rằng, muốn chống ngập úng đô thị cần giải quyết một cách đồng bộ. Đồng thời, Bộ trưởng cũng ghi nhận thực tế, trong quá trình phát triển nhiều ao hồ tự nhiên đã bị lấp và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ngập úng đô thị thời gian qua.

Tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng quy hoạch lại chưa được làm bài bản; trong đó có quy hoạch đánh giá tác động môi trường. Quy hoạch chủ yếu là về quy hoạch phát triển đô thị, hạ tầng, dịch vụ, dân cư… nhưng lại chưa tính thật sâu, thật sát và hướng đến định hướng lâu dài. Trước đây các đô thị ít ngập hơn bởi có ao, hồ làm điều tiết, tích trữ nước khi mưa lớn. Sau đó, các hệ thống thoát nước chảy chưa kịp thì ao, hồ là nơi tích lũy. Trong khi đó, hiện mật độ xây dựng quá dày đặc cũng gây ngập úng đô thị. Thêm vào đó, hệ thống chứa, thoát nước của đô thị chưa đảm bảo khi có lưu lượng mưa lớn...

Như vậy, muốn chống ngập úng đô thị cần giải quyết một cách đồng bộ. Trong các khu đô thị mới, khu vực phát triển mới cần giữ ao, hồ để vừa có cảnh quan, vừa là những nơi để tích trữ nước khi mưa lớn để chống gây tràn, ngập úng cho đô thị. Bên cạnh đó, cần có nghiên cứu quy hoạch, xây dựng đô thị một cách bài bản; trong đó, đề nghị phải nâng cấp các hệ thống thoát nước của đô thị, đặc biệt là những đô thị lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cần có một hệ thống thoát nước đồng bộ.

Bộ Xây dựng cho rằng có một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, trong đó có tác động của điều kiện tự nhiên, biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt. Bên cạnh đó, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, dẫn đến nhu cầu xây dựng tăng cao; trong đó có việc san lấp ao hồ, kênh rạch dẫn đến diện tích bề mặt ngày càng được bê tông hóa khiến khả năng thoát nước, tiêu thoát nước tự nhiên hay khả năng thẩm thấu tự nhiên bị giảm xuống.  

Cùng với đó, công tác quy hoạch cũng chưa đảm bảo trong khâu dự báo cũng như đáp ứng yêu cầu về phòng, chống ngập úng đô thị. Ngoài ra, việc triển khai quy hoạch và công tác lập, thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Một mặt nữa còn do cả ý thức của người dân và tình trạng rác thải cản trở dòng chảy thoát nước…

Trước thực trạng này, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho biết, giải pháp trong thời gian sắp tới được Bộ Xây dựng xác định là tiếp tục hoàn thiện pháp luật và cơ chế, chính sách liên quan đến thoát nước, xử lý nước thải; trong đó, tập trung xây dựng Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Luật Cấp, thoát nước cũng như Luật Quản lý phát triển đô thị và hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức liên quan đến xử lý nước thải. 

Đồng thời, nâng cao chất lượng lọc, quản lý, quy hoạch, xây dựng quy hoạch đô thị; đồng thời, tập trung nguồn lực để xây dựng đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị đảm bảo thoát nước cũng như xử lý nước thải đô thị; tiếp tục rà soát, tập trung hướng dẫn, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra các địa phương triển khai quy hoạch cũng như quy định pháp luật trong xử lý nước thải, cấp, thoát nước thải đô thị. 

 

 

Thu Thảo 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline