Hotline: 0941068156

Thứ năm, 24/07/2025 11:07

Tin nóng

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tập trung giải quyết vướng mắc về đất đai

[Hà Nội cấm xe máy xăng] ‘Cú hích’ thay đổi tư duy, hình thành lối sống xanh (Bài 4 – hết)

Chủ động ứng phó với bão mạnh

Thủ tướng Chính phủ giao quyền Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Đổi mới hoạt động Ban Cộng đồng bền vững

Thứ năm, 24/07/2025

Đẩy mạnh đưa sản phẩm nông nghiệp ra thị trường thế giới

Thứ sáu, 18/02/2022 16:02

TMO - Nông nghiệp Việt Nam còn nhiều tiềm năng, lợi thế nhưng chưa phát huy được hết hiệu quả và giá trị nên cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào lĩnh vực khoa học công nghệ để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm.

Theo các chuyên gia, để đưa được sản phẩm Việt Nam ra thế giới, trước tiên phải đưa được khoa học công nghệ thế giới vào Việt Nam. Cụ thể như dùng khí ion, dùng lò phản ứng plasma để làm bất hoạt vi-rút. Đây là công nghệ chống nấm mốc, nấm men, bào tử nấm... hiệu quả, nhờ đó tăng thời lượng bảo quản nông sản lên nhiều lần; đồng thời giúp sản phẩm đáp ứng tốt yêu cầu kiểm dịch động, thực vật của các quốc gia trên thế giới hiện nay. Công nghệ này chúng ta hoàn toàn có thể làm chủ và sử dụng ở Việt Nam nếu có sự kết nối hiệu quả giữa kiều bào và các cơ quan chức năng, doanh nghiệp, người dân trong nước.

Chè là một trong những sản phẩm nông nghiệp có giá trị kinh tế cao cần được đầu tư bài bản.

Các chuyên gia cũng cho rằng, chúng ta nên xây dựng một cầu nối giữa các doanh nghiệp Việt Nam và châu Âu thông qua doanh nghiệp ở Đức, vì đây là thị trường rất lớn, tiềm năng. Hàng hóa vào được Đức, chắc chắn vào được các thị trường khác. Lợi thế khác nữa là hiện nay, trong bối cảnh dịch Covid-19, tại thị trường Đức, tất cả các mặt hàng nông sản đều tăng giá ít nhất 30%, đây là cơ hội để tăng mạnh hàng Việt Nam sang Đức.

Theo đó, ngoài việc sản xuất đúng quy định, chất lượng, kỹ thuật và mẫu mã, doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang Đức theo quy trình ngắn nhất, tiết kiệm nhất thì nên kết hợp với các hiệp hội và các doanh nghiệp của người Việt tại Đức. Đây là cầu nối, là điểm giao hàng, điểm có thể tiếp cận hiệu quả thị trường Đức.

Tính đến hiện tại, sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu đến 180 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, nhưng vẫn còn đó nhiều tiềm năng chưa được khai thác, nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, nên việc kết nối với kiều bào nhằm tăng nguồn lực đầu tư, đẩy mạnh áp dụng khoa học công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm... là một trong những điều kiện để nông nghiệp nước nhà hội nhập.

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline