Hotline: 0941068156

Thứ sáu, 17/05/2024 17:05

Tin nóng

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Thứ sáu, 17/05/2024

Đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong mọi tình huống

Thứ năm, 22/06/2023 07:06

TMO - Để tiếp tục bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn cung xăng dầu, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, đầu mối kinh doanh xăng dầu và các đơn vị liên quan thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ.

Theo báo cáo của Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), tổng nguồn cung xăng dầu từ hai nguồn nhập khẩu và sản xuất 5 tháng đầu năm 2023 đạt khoảng 9,779 triệu m3/tấn, trong đó nhập khẩu chiếm 42,64%, sản xuất trong nước chiếm 52,36% và lượng tồn kho khoảng 1,577 triệu tấn/m3, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ sản xuất của người dân và doanh nghiệp sử dụng xăng dầu trong 5 tháng vừa qua.

Đánh giá về tình hình cung ứng xăng dầu thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng 6 tháng đầu năm 2023, kinh tế thế giới tiếp tục lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và đứt gãy nguồn cung nhiều mặt hàng. Nhìn chung, các quốc gia đều nỗ lực phục hồi kinh tế nhưng do đà suy thoái nên nhu cầu xăng dầu không cao và nguồn cung thế giới không quá khan hiếm, giá cả ít biến động.

Trong nước, nguồn cung xăng dầu từ 2 nhà máy (Bình Sơn và Nghi Sơn) khá ổn định về sản lượng; các doanh nghiệp đầu mối và hệ thống kinh doanh xăng dầu đã có nhiều kinh nghiệm (qua thực tiễn sóng gió của những tháng cuối năm 2022); bên cạnh đó, các bộ, ngành, địa phương có nhiều đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và gỡ khó cho doanh nghiệp.

Theo đánh giá của người đứng đầu ngành Công Thương, các doanh nghiệp đầu mối nhìn chung đều chấp hành khá nghiêm túc các quy định của pháp luật trong cung ứng, kinh doanh xăng dầu; nhiều doanh nghiệp đầu mối đã nỗ lực hoạt động, chủ động vượt khó để cung ứng tương đối kịp thời, đầy đủ xăng dầu cho hệ thống phân phối của mình, thậm chí các doanh nghiệp còn sẵn sàng chia sẻ nguồn cung cho doanh nghiệp đầu mối, tư nhân phân phối không thuộc hệ thống.

Đặc biệt, hai doanh nghiệp sản xuất (Bình Sơn, Nghi Sơn) có nhiều nỗ lực trong vận hành, khai thác vượt công suất để cung ứng ra thị trường với sản lượng đã cam kết. Các bộ, ngành chức năng và chính quyền các địa phương cũng có nhiều đổi mới trong thực thi nhiệm vụ của mình, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp trong cung ứng, kinh doanh xăng dầu. Nhiều vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn hoạt động sản xuất và cung ứng, kinh doanh xăng dầu đã được Bộ Công Thương và Ban Soạn thảo đề cập trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 83 và Nghị định 95 về kinh doanh xăng dầu.

Ảnh minh họa. 

Để tiếp tục bảo đảm cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn cung xăng dầu, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp sản xuất, đầu mối kinh doanh xăng dầu và các đơn vị liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ: 

Thứ nhất, nghiêm túc tự đánh giá và báo cáo trung thực về kết quả hoạt động của đơn vị mình trong 6 tháng qua dựa trên các quy định hiện hành, gửi Bộ Công Thương trước ngày 15/7/2023 để làm căn cứ cho việc thanh tra, kiểm tra đột xuất khi cần thiết. Chú trọng rà soát việc thực hiện kế hoạch phân giao sản lượng tối thiểu (cả nguồn trong nước và nhập khẩu) mà Bộ Công Thương đã giao đầu năm cho doanh nghiệp để bảo đảm đủ nguồn cung xăng dầu ra thị trường. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Trong mọi tình huống, không để đứt gãy, không để thiếu nguồn nguồn cung xăng dầu để phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội”.

Thứ hai, dự báo nguồn cung từ Nhà máy lọc hoá dầu Nghi Sơn sẽ bị gián đoạn trong thời gian từ trung tuần tháng 8 đến hết tháng 9, đầu tháng 10 (do bảo dưỡng định kỳ). Vì vậy, yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) và Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn chủ động có phương án (cả kỹ thuật,nhân lực, vật tư nguyên liệu…) trong mọi tình huốngđể hoạt động hết/vượt công suất, bảo đảm đủ nguồn cung theo cam kết của mình ra thị trường; các doanh nghiệp đầu mối căn cứ sản lượng phân giao đầu năm và sản phần phân giao bổ sung hôm nay (đối chiếu với kết quả đã thực hiện 6 tháng qua) để chủ động, nghiêm túc tiến hành nhập khẩu trong tháng 7/2023, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của thị trường, không được để đứt gãy.

Thứ ba, nghiêm túc thực hiện các quy định của pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, nghĩa vụ và quyền lợi của doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu, nhất là việc thực hiện quy định về dự trữ thương mại bắt buộc; phân phối lợi nhuận trong hệ thống và việctrích lập, quản lý Quỹ bình ổn xăng dầu theo đúng quy định. Khẩn trương và nghiêm túc khắc phuc những hạn chế, yếu kém đã được chỉ ra qua thanh tra, kiểm tra chuyên ngành (hoặc tự đối chiếu với quy định hiện hành) để tự hoàn thiện, bảo đảm đủ điều kiện hoạt động theo quy định).

Thứ tư, chủ động và mạnh mẽ hơn trong cơ cấu lại doanh nghiệp; đồng thời, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Trước mắt cần nghiêm túc thực hiện đề án, kế hoạch kết nối thông tin, dữ liệu theo thời gian thực vàkhẩn trương áp dụng chứng từ, hóa đơn điện tử trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ ngày 1/8/2023.

Thứ năm, thường xuyên phản ánh, cung cấp các số liệu, dữ liệu liên quan  tới việc điều chỉnh công thức tính giá và mặt bằng giá cơ sở kinh doanh xăng dầu;đồng thời, chủ động tích cực cung cấp thông tin cho báo chí hoặc minh bạch hóa thông tin trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên trang thông tin điện tử của mình, bảo đảm công khai, khách quan để nhận được sự chia sẻ của xã hội.

Tổng nguồn cung xăng dầu cung cấp cho thị trường trong năm 2022 đạt 25,58 triệu m3/tấn, vượt 7,3% so với tổng nguồn phân giao, trong đó nhập khẩu là 8,87 triệu m3/tấn, chiếm 34% tổng nguồn cung; sản xuất xăng dầu trong nước đạt 15,69 triệu m3/tấn, chiếm 61,3% tổng nguồn cung. Năm 2023, Bộ Công Thương đã thực hiện phân giao tổng nguồn xăng dầu cho các doanh nghiệp ở mức 27,34 triệu m3/tấn, tăng 15% so với số phân giao của năm trước nhằm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong mọi tình huống. 

 

 

PV 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline