Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 24/11/2024 06:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Chủ nhật, 24/11/2024

Đảm bảo nguồn cung nguyên liệu trong nước chế biến thức ăn chăn nuôi

Thứ năm, 24/03/2022 09:03

TMO – Hiện nay, tỷ trọng thức ăn chăn nuôi công nghiệp (thức ăn được sản xuất tại các cơ sở có dây chuyền, thiết bị công nghiệp) chiếm khoảng 70% tổng nhu cầu thức ăn của toàn ngành chăn nuôi. Số còn lại, khoảng 30% do người chăn nuôi tận dụng từ nguồn nguyên liệu thức ăn sẵn có hoặc mua nguyên liệu về tự phối trộn.

Để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của ngành chăn nuôi, trong những năm qua, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp của nước ta không ngừng phát triển. Cụ thể, năm 2019, cả nước có 265 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, đến năm 2021 có 269 cơ sở (doanh nghiệp FDI 90 cơ sở, trong nước 179 cơ sở), tập trung nhiều nhất ở vùng đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Tổng công suất thiết kế của 269 cơ sở là 43,3 triệu tấn, trong đó doanh nghiệp FDI chiếm khoảng 51%, trong nước chiếm khoảng 49%.

Về sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp của cả nước, năm 2019 đạt 18,9 triệu tấn, đến năm 2021 đạt 21,9 triệu tấn, tăng 15,9%, trong đó doanh nghiêp FDI chiếm khoảng 60%, trong nước khoảng 40% về sản lượng.

Ngô là một trong những nguyên liệu chính chế biến thức ăn chăn nuôi.

Nhằm đáp ứng sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trên, nước ta cần số lượng rất lớn nguyên liệu thức ăn tinh. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu thức ăn trong nước hạn chế nên hàng năm Việt Nam phải nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Cụ thể, năm 2019, nước ta nhập khẩu 20.436 nghìn tấn, với giá trị 6,02 tỷ USD. Năm 2020, nhập khẩu 20.185 nghìn tấn với giá trị 6,06 tỷ USD; năm 2021 nhập khẩu 22.267 nghìn tấn với giá trị 9,07 tỷ USD. Không chỉ phải nhập khẩu lượng lớn nguồn nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi mà ngành chăn nuôi còn phải đối mặt với khó khăn khi giá nhưng nguyên liệu này đang có xu hướng tăng lên trong thời gian gần đây.

So với cùng kỳ (tháng 3/2021), giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tháng 3/2022 đều tăng, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngũ cốc: Ngô hạt 10.200 đ/kg (tăng 29,3%), khô dầu đậu tương 16.500 đ/kg (tăng 33,4%), DDGS (bã ngô) 10.300đ/kg (tăng 23,1%), lúa mì 9.850 đ/kg (tăng 49,5%). Dự kiến giá nguyên liệu vẫn duy trì và tăng đến hết năm 2022.

Do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng mạnh nên giá thức ăn chăn nuôi công nghiệp thành phẩm trong nước cũng tăng theo. So với cùng kỳ năm 2021, giá thức ăn cho lợn thịt xuất chuồng 12.500 đ/kg (tăng 18,4%); thức ăn cho gà thịt lông màu 13.400 đ/kg (tăng 24,5%); thức ăn cho gà thịt lông trắng 14.100đ/kg (tăng 29,8%). Với việc giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi tăng dẫn đến giá thức ăn chăn nuôi thành phẩm tăng kéo theo nhiều khó khăn cho các hộ chăn nuôi, ảnh hưởng đến giá thành sản xuất, khi thức ăn chăn nuôi chiếm từ 65-70% giá thành.

Thức ăn chăn nuôi chiếm vai trò quan trọng và có nhiều ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất của ngành chăn nuôi. Do đó, việc tăng cường thêm nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong nước để giảm tải áp lực cho việc nhập khẩu là giải pháp thiết thực để ngành chăn nuôi nước ta từng bước chủ động trong sản xuất.

Để đạt được mục tiêu trên, cần tổ chức sản xuất trồng ngô, sắn,… theo hình thức hợp tác xã. Trong đó, doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi thu mua sản phẩm của nông dân với giá ổn định. Bên cạnh đó, tăng cường mối liên kết giữa cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi với cơ sở xay xát, kinh doanh thóc gạo để thu mua tấm, cám gạo làm thức ăn chăn nuôi.

Ngoài ra, cần phát triển sản xuất protein từ côn trùng để thay thế một phần nguyên liệu giàu đạm nhập khẩu. Quy hoạch cơ sở chế biến thủy sản, giết mổ gia súc, gia cầm để tạo điều kiện cho việc thu gom và chế biến các nguồn phụ phẩm làm thức ăn chăn nuôi. Khuyến khích doanh nghiệp đầu tư công nghệ sản xuất các nguyên liệu trong nước như: chế phẩm probiotic, enzym, thảo dược, các loại khoáng vi lượng và các loại thảo dược, đồng thờ khuyến khích doanh nghiệp và cơ quan quản lý áp dụng giải pháp công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ số trong sản xuất và quản lý nhằm giảm các chi phí sản xuất thức ăn chăn nuôi. Tiếp tục cải cách hành chính để tiết kiệm thời gian, chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi.

 

Vũ Minh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline