Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 04/05/2024 20:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 04/05/2024

Đắk Hà (Kon Tum): Hàng chục hecta cà phê cháy lá, khô cành

Thứ năm, 25/04/2024 11:04

TMO Nắng nóng kéo dài, cộng với thiếu nước tưới đã khiến nhiều diện tích cây cà phê ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum bị cháy lá, khô cành và rụng quả.  

Theo UBND huyện Đắk Hà, hiện có hơn 71ha cà phê ở thôn Bình Minh, xã Hà Mòn đã không còn nước tưới do hồ chứa C3 cạn kiệt. Thiệt hại nặng nhất xảy ra đối với diện tích nằm ngoài vùng tưới các công trình thuỷ lợi. 

Thông tin từ người dân trồng cà phê tại xã Hà Mòn, huyện Đắk Hà, thời tiết bất lợi khiến người trồng cà phê như ngồi trên đống lửa. Hiện tại cà phê đã cháy nắng, quả cà phê do không có nước tưới bị teo đi, sau đó sẽ rụng. Cây không nuôi được cành và lá nên không nuôi nổi quả. 

Hàng chục hecta cà phê tại huyện Đắk Hà (tỉnh Kon Tum) khô cành, cháy lá, héo quả do nắng nóng, thiếu nước tưới. Ảnh: TL.

Với hơn 15.000 hecta, huyện Đắk Hà là địa phương có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh Kon Tum. Trong khi nắng nóng, khô hanh dự báo còn tiếp tục kéo dài thì hiện nhiều công trình thuỷ lợi nhỏ trên địa bàn huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum đã rơi vào tình trạng cạn kiệt nguồn nước. Để cứu hạn cho cây cà phê một số hộ dân đầu tư đường ống dài hàng km để bơm nước chống hạn song vẫn khó tránh khỏi thiệt hại. 

Theo UBND tỉnh Kon Tum, hiện mực nước và lưu lượng nước trên các sông suối giảm mạnh, duy trì ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, một số sông suối đã khô kiệt. Do đó, tình hình khô hạn sẽ khốc liệt hơn nhiều năm. Nghiêm trọng là sông Đăk Bla, đoạn chảy qua huyện Kon Rẫy và TP.Kon Tum, lưu lượng nước thấp hơn từ 40-65%.

 

 

Bùi Tuấn

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline