Hotline: 0941068156

Thứ hai, 02/12/2024 21:12

Tin nóng

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Trên 20 cây cổ thụ ở vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận Cây Di sản Việt Nam

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Thứ hai, 02/12/2024

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

Thứ tư, 13/11/2024 19:11

TMO – ‘Hoàn thiện Điều 6 của Thỏa thuận Paris’ nhằm thiết lập thị trường carbon quốc tế và đẩy nhanh quá trình giảm phát thải toàn cầu - đây được xem là điểm nhấn mang tính trọng tâm tại COP29.

Hơn 67.000 người đăng ký tham dự các cuộc đàm phán tại COP29 diễn ra từ ngày 11 đến 22/11 nhằm thúc đẩy các Chính phủ hành động quyết liệt hơn trong việc giảm phát thải khí nhà kính và tăng tài chính khí hậu trong giai đoạn tới.

Theo đó, phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 29 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) ngày 11/11 tại Baku, A-déc-bai-gian, Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev nhấn mạnh, COP 29 đánh dấu 1 thập kỷ triển khai Thỏa thuận Paris. Vòng xây dựng đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) sắp tới là cơ hội cuối cùng của thế giới để đạt được mục tiêu giữ cho nhiệt độ Trái đất tăng không quá 1,5°C và xây dựng khả năng phục hồi trước những tác động của biến đổi khí hậu. Ông kêu gọi tất cả các quốc gia tăng mục tiêu giảm phát thải của mình trong NDC mới và cho rằng, quá trình chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang năng lượng tái tạo, năng lượng sạch phải được thực hiện một cách công bằng, dựa trên bối cảnh và lộ trình khác nhau của các quốc gia.

Ông Mukhtar Babayev, Chủ tịch COP29. Ảnh: C. Hương

Công suất lưu trữ năng lượng toàn cầu cần tăng lên gấp 6 lần hiện nay vào năm 2030, đồng thời, các hoạt động thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu cần được quan tâm hơn nữa. Chủ tịch COP29 kêu gọi các quốc gia nộp kế hoạch thích ứng quốc gia đúng hạn và Báo cáo minh bạch hai năm một lần (BTR) lần đầu tiên vào cuối năm nay. Trong khi đó, Tổng thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (UNFCCC) Simon Stiell thúc giục các quốc gia thiết lập một mục tiêu tài chính khí hậu mới mạnh mẽ hơn. Nhấn mạnh rằng tài chính khí hậu là vấn đề an ninh toàn cầu, Tổng Thư ký UNFCCC bác bỏ tất cả quan điểm đây nên được được coi là khoản từ thiện.

Một thỏa thuận tài chính khí hậu đầy tham vọng sẽ phù hợp với lợi ích của tất cả các quốc gia. Rõ ràng, việc nhiều quốc gia không thể nhanh chóng giảm phát thải và tăng cường khả năng phục hồi cuối cùng sẽ tác động đến mọi nền kinh tế. Tổng thư ký UNFCCC chỉ ra các lợi ích kinh tế chung, và cảnh báo nếu các quốc gia không thể xây dựng khả năng phục hồi vào chuỗi cung ứng, toàn bộ nền kinh tế toàn cầu sẽ bị khuất phục trước biến đổi khí hậu.

Để hỗ trợ thêm cho các quốc gia trong việc xây dựng Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) vào năm tới, UNFCCC sẽ phát động "Chiến dịch kế hoạch khí hậu". Sáng kiến này, cùng với việc khôi phục Tuần lễ khí hậu vào năm 2025, nhằm mục đích tăng cường hành động vì khí hậu toàn cầu và thúc đẩy sự hợp tác giữa các Bên. Tổng thư ký UNFCCC kêu gọi các Bên tham gia Công ước cần đoàn kết, nắm bắt thời điểm lịch sử này để thúc đẩy hành động hiệu quả để đạt được tài chính khí hậu, tăng khả năng phục hồi trước biến đổi khí hậu vì lợi ích chung của tất cả các quốc gia.

Giai đoạn trước đó, mục tiêu cung cấp tài chính 100 tỷ USD/năm cho ứng phó biến đổi khí hậu đã đạt được bằng nhiều cách thức khác nhau. Trong giai đoạn sắp tới đến năm 2035, nguồn tài chính khí hậu để giúp các quốc gia đang phát triển chuẩn bị cho những kịch bản tác động ngày càng tồi tệ của biến đổi khí hậu và loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch tiếp tục là vấn đề cần đàm phán. Các nước đang phát triển đề nghị khoản tài chính hàng nghìn tỷ đô la và nhấn mạnh nguồn lực này phải là các khoản viện trợ không hoàn lại thay vì các khoản vay, nhưng chưa đưa ra con số cuối cùng.

Chủ tịch COP29 Mukhtar Babayev cũng xác nhận nhu cầu là “hàng nghìn tỷ” nhưng cho biết “mục tiêu thực tế hơn” là khoảng hàng trăm tỷ. Các nước đang phát triển cảnh báo rằng nếu không có đủ nguồn tài chính, họ sẽ gặp khó khăn trong việc đưa ra những mục tiêu khí hậu mạnh mẽ hơn trong NDC cập nhật vào đầu năm tới. Trong khi đó, chỉ một số ít nhà lãnh đạo của Nhóm G20, các quốc gia chiếm gần 80% lượng phát thải khí thải toàn cầu tham dự Hội nghị COP29.

Khô hạn do ảnh hưởng biến đổi khí hậu khiến nền nông nghiệp nhiều quốc gia (đặc biệt các nước châu Phi) bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nguy cơ nghèo đói là rất cao nếu không nhận được sự giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế. Ảnh minh họa.

COP29 có gần 200 quốc gia cử đoàn tham gia và đã nhất trí về các tiêu chuẩn chất lượng tín chỉ carbon, mở ra cơ hội để khởi động thị trường carbon toàn cầu do LHQ điều hành nhằm tài trợ cho các dự án giảm phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính. Đây cũng được coi là bước đột phá có thể giúp các quốc gia nghèo ứng phó với biến đổi khí hậu. Tại COP29, các quốc gia tập trung thảo luận những vấn đề cốt lõi như tài chính khí hậu, giảm phát thải và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tại diễn đàn này, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh đến 3 định hướng chính trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, gồm giảm phát thải, bảo vệ nhân loại trước hậu quả của biến đổi khí hậu và tài chính.

Ông Antonio Guterres kỳ vọng các nước sẽ thực hiện các cam kết về tài chính, còn các nước phát triển sẽ tăng gấp đôi nguồn tài trợ cho công tác thích ứng với biến đổi khí hậu lên ít nhất 40 tỷ USD vào năm 2025. “Cam kết tài chính cho vấn đề khí hậu không phải là từ thiện mà là một khoản đầu tư, hành động vì khí hậu không phải là sự lựa chọn mà là mệnh lệnh”, Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres nhấn mạnh.

 

 

LAN HƯƠNG

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline