Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/01/2025 18:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Chủ nhật, 19/01/2025

Cộng đồng chia sẻ những gì ở hoạt động vinh danh, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam?

Chủ nhật, 29/10/2023 19:10

TMO - Trong những năm qua, Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE) luôn phát huy vai trò của một tổ chức xã hội-nghề nghiệp trong sự nghiệp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của đất nước. Trong đó, Bảo tồn, vinh danh Cây Di sản Việt Nam được khởi xướng, triển khai từ năm 2010 là sáng kiến quan trọng, trực tiếp góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường.

Trong mười ba năm qua, cả nước có khoảng gần 7.000 cây cổ thụ, quần thể cây cổ thụ được Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Trong đó có những cá thể đặc biệt quý hiếm với cả thế giới như: Cây táu ở Việt Trì (Phú Thọ) hơn 2.000 năm tuổi; cây chò ở Vườn quốc gia Cúc Phương (Ninh Bình) hơn 1.000 năm tuổi; cây sa mu dầu hơn 1.000 năm tuổi, cao 70m ở Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An), hay cây dã hương ở Tiên Lục (Lạng Giang, Bắc Giang) cũng hơn 1.000 tuổi...

Buổi lễ trao Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa Thần Nữ tại tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, GS. TSKH, Anh hùng Đa dạng sinh học ASEAN Đặng Huy Huỳnh chia sẻ: Việc chăm sóc, gìn giữ, bảo vệ cây rừng, cây cổ thụ, Cây Di sản Việt Nam chính là bảo vệ dòng chảy diệu kỳ nuôi dưỡng, sự sống của mỗi con người, cho mỗi dòng họ, cho cả làng xóm quê hương và đất nước. Cây cối nói chung và cây cổ thụ, Cây Di sản Việt Nam nói riêng, dẫu trải qua thăng trầm của lịch sử cùng đất nước - ngày nay Việt Nam đang từng bước xây dựng nông thôn mới đi lên trên con đường hiện đại, văn minh nhưng hình bóng những cây này vẫn gợi cho chúng ta những xúc cảm rất đỗi thân thương về quê hương, xứ sở, là kỳ quan thiên nhiên sâu thẳm trong tâm hồn các thế hệ của 54 cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Sau khi được vinh danh Cây Di sản, những cây cổ thụ càng được cộng đồng quan tâm, bảo vệ và chăm sóc tốt hơn; nhiều cây được đông đảo mọi người biết đến, tìm đến chiêm ngưỡng, cảm thụ…có thể kể đến như cây Cọ Xẻ (xã An Đổ, huyện Bình Lục), Cây đa Thần Nữ (xã Bạch Thượng, huyện Duy Tiên) ở Hà Nam.

Chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quan tâm, hướng dẫn người dân chăm sóc và bảo vệ Cây Di sản

Trong một ngày thu tháng 9, chúng tôi tìm về tổ dân phố Thần Nữ, phường Bạch Thượng, thị xã Duy Tiên, Hà Nam để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn cây Đa Thần Nữ từng được VACNE vinh danh Cây Di sản Việt Nam 02/07/2018. Tới đây, chúng tôi thấy rõ được vẻ đẹp cổ kính của một cây cổ thụ đã trên 300 tuổi, vẫn xanh mướt đầy sức sống. Ngắm nhìn thật lâu, trong lòng chúng tôi ai nấy đều thấy có chút hoài niệm về quá khứ, về những năm tháng mà Cây đã trải qua, những sự kiện lịch sử ý nghĩa tại đây mà Cây được làm “chứng nhân lịch sử”.

Cây đa Thần Nữ cao khoảng 25m, đường kính của thân cây khoảng 7m, tán cây toả ra xung quanh khoảng 40m.

Mong muốn được biết thêm nhiều câu chuyện xoay quanh Cây Di sản này, chúng tôi tìm tới các cụ cao niên tại địa phương. Chia sẻ với chúng tôi, cụ Nguyễn Thị Chiều cho biết: “Theo lời kể lại của các cụ thời xưa từ khi sinh ra cây đa đã cao lớn toạ lạc giữa trung tâm đình và chùa Thần Nữ, đã có sẵn miếu thờ các vị phúc thần, trong đó có mẫu Man Nương (người cai quản mây, mưa, sấm chớp được người dân nơi đây sùng kính và tôn thờ). Hàng năm vào mùng 5 Tết âm lịch và 8/4 âm lịch nơi đây sẽ tổ chức Lễ rước oản rất long trọng và nhiều dịp lễ tết khác. Nơi đây cũng là nơi bà con nhân dân gặp gỡ, nghỉ ngơi chia sẻ các câu chuyện hằng ngày hay nơi các cụ cao niên trong thôn kể lại cho con cháu nghe những câu chuyện, sự tích xa xưa”.

Nhờ sự quan tâm và hướng dẫn chăm sóc cây của các chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Cây đa Di sản được người dân nơi đây chăm sóc ngày càng xanh tốt, tán cây cũng ngày càng vươn xa hơn nữa.

Theo ông Vũ Đức Thịnh, tổ trưởng tổ dân phố Thần Nữ cho biết thì: Từ khi được công nhận Cây Di Sản, bà con nhân dân đồng lòng cải tạo khuôn viên, ốp gạch men đỏ tại vị trí của Cây. Trước đây, khi chưa được vinh danh Cây Di sản Việt Nam, từng có thời gian Cây bị khô héo, thiếu sức sống. Sau này, nhờ sự quan tâm và hướng dẫn chăm sóc cây của các chuyên gia Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cây ngày càng xanh tốt, tán cây cũng ngày càng vươn rộng.

Người dân chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản cũng là bảo tồn nhiều giá trị tốt đẹp mà cây mang lại

Thời gian trong ngày vẫn còn nhiều, chúng tôi tiếp tục tìm về thôn An Đổ, xã An Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam để chiêm ngưỡng, ngắm nhìn cây Cọ Xẻ của dòng họ Nguyễn nơi đây, để nghe những câu chuyện xung quanh. cây Cọ Xẻ được vinh danh Cây Di sản vào ngày 22/11/2022.

Cụ Bùi Xuân Ích (82 tuổi) trong ban Khánh thiết làng chia sẻ: “Thời cha ông xa xưa kể lại cây Cọ của làng được trồng từ thuở lập làng, lập ấp, xây đình. Gắn liền với lịch sử lâu đời nơi đây là 1 trốn thiêng liêng cao quý của dòng họ Nguyễn. Vì vậy nhân dân nơi đây từ lúc nhỏ tới khi trưởng thành đều luôn quý trọng và bảo vệ cây. Khi được công nhận là Cây Di sản, người dân nơi đây đã rất vui mừng, từ đó đến nay luôn đồng tâm, đồng lòng chăm sóc, bảo vệ Cây Di sản vốn quý ấy”.

Cây Cọ Xẻ cổ thụ nằm trong khuôn đình làng Nguyễn, xã An Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam. Cây có chu vi hơn 1 mét, cao tới 27 m, ước tính tuổi thọ đã trên 200 năm, được người dân nơi đây quan tâm chăm sóc, xây tường bao bảo vệ cẩn thận.

Cây Cọ Xẻ cổ thụ nằm trong khuôn đình làng Nguyễn, xã An Đổ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam vào ngày 22/11/2022.

Vào các ngày mùng một, mười rằm và dịp lễ, Tết, người dân làng Nguyễn thường lên đình lễ Thánh cầu may, cầu an, cầu thuận lợi, hanh thông… Đặc biệt, hội làng Nguyễn hằng năm được tổ chức từ ngày 30 Tết Nguyên đán đến hết ngày mùng bảy tháng Giêng, thu hút đông đảo người dân tham gia. Bao mùa lễ hội đến rồi đi, đi rồi lại đến, cây Cọ cao gần 30m bên đình làng Nguyễn luôn lặng lẽ chứng kiến và lưu giữ những kỷ niệm buồn vui trong đời sống sinh hoạt, đời sống văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người dân; trở thành nỗi nhớ, niềm thương của những người con quê hương khi xa quê lập nghiệp.

Chia sẻ thêm về giá trị của cây Cọ Di sản, cụ Vũ Duy Tư (70 tuổi) cho biết: “Cây Cọ bên đình làng được công nhận là Cây Di sản Việt Nam không chỉ là niềm vui, mà còn là niềm tự hào của người dân làng Nguyễn. Bao năm qua, cây Cọ hàng trăm năm tuổi của làng đã tạo nên sự đa dạng sinh học, làm đẹp cảnh sắc, góp phần bảo vệ môi trường làng quê. Cây Cọ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam đã tạo thêm động lực cho người dân nơi đây trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh nói chung; chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ cây cổ thụ, lâu năm nói riêng. Qua đó, tuyên truyền, giáo dục tới các thế hệ tiếp nối truyền thống tốt đẹp nghìn đời của dân tộc “Ăn quả nhớ người trồng cây”, “Uống nước nhớ nguồn”, từ đó cùng chung tay, chung sức chăm sóc, bảo vệ, gìn giữ những di sản văn hóa truyền thống cha ông để lại”. 

Bảo tồn cây cổ thụ không chỉ khơi dậy niềm tự hào của người dân địa phương, phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc mà còn góp phần gìn giữ cảnh quan môi trường, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xanh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Đây còn là cơ hội tôn vinh nét đẹp truyền thống của người Việt -  một cộng đồng các dân tộc biết trân trọng quá khứ, yêu thiên nhiên, môi trường. Cây cổ thụ là cầu nối lịch sử, hoạt động bảo vệ Cây Di sản là cơ hội để bày tỏ lòng biết ơn đối với các bậc tiền nhân. 

Hoạt động vinh danh, bảo tồn Cây Di sản Việt Nam là một trong những hoạt động cộng đồng tiêu biểu, nổi bật, hiệu quả cao của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam trong suốt 2 nhiệm kỳ của Đại hội VI và Đại hội VII vừa qua. Hoạt động này cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm đã được đưa vào Dự thảo Nghị quyết Đại hội VIII nhiệm kỳ mới (2023-2028).

Nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng lãnh đạo tỉnh Long An mở văn bia 2 cây đa Di sản ở Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước) ngày 8/2/2023.

 

 

KIỀU HIẾU 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline