Hotline: 0941068156

Thứ tư, 24/04/2024 22:04

Tin nóng

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Thứ tư, 24/04/2024

Còn nhiều bất cập trong cải tạo chung cư cũ

Thứ tư, 23/02/2022 11:02

TMO – Theo thống kê, tỷ lệ nhà chung cư cũ cần cải tạo, xây mới tại Hà Nội và TP. HCM chiếm nhiều nhất so với các tỉnh, thành khác và sau 30 năm triển khai thực hiện cải tạo, xây mới đến nay kết quả vẫn thấp.

Phường Thành Công là một trong những địa bàn có nhiều nhà cung cữ cũ nhất của quận Ba Đình, các dãy nhà trong khu chung cư này phần lớn đã xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ mất an toàn, ảnh hưởng đến đến đời sống của hàng trăm hộ dân. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, tỷ lệ số hộ dân đã di chuyển đến nơi ở mới rất thấp. Đơn cử, nhà G6A Thành Công, phường Thành Công có gần 50 hộ dân sinh sống, đến nay cũng chỉ có hơn 20 hộ được bàn giao mặt bằng đến nơi ở mới, gần 30 hộ vẫn chưa thể di dời.

Phường Thành Công (Ba Đình), khu vực có nhiều nhà chung cư cũ cần di dời hộ dân đến nơi định cư mới.

UBND quận Ba Đình cho biết, nhiều hộ dân chưa di dời ra khỏi nhà nguy hiểm là do không đồng tình với các chính sách bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư mà chính quyền đưa ra. Mặt khác, nhiều hộ dân còn cho rằng, kết cấu tòa nhà (nhà cũ đang ở - pv) vẫn ổn định, đề nghị kiểm định lại chất lượng công trình. Trong khi đó, kế hoạch của Hà Nội trong quý I năm 2022 sẽ hoàn thành di dời các hộ dân ra khỏi nhà nguy hiểm; đồng thời ủy quyền cho các quận ban hành quyết định cưỡng chế các hộ dân ra khỏi chung cư nguy hiểm để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của người dân. Thời gian tới, chính quyền tiếp tục vận động, tuyên truyền, thuyết phục các hộ dân di dời, những trường hợp không đồng thuận sẽ bị cưỡng chế.

Tương tự, tại TP. HCM, dãy nhà chung cư Vĩnh Hội (lô A), quận 4 đã xuống cấp nghiêm trọng, chung cư này là một trong 15 chung cư đã được kiểm định cấp D (tức nguy hiểm), được chính quyền đưa vào diện phải di dời để cải tạo, nâng cấp nhưng nhiều năm qua người dân vẫn chưa chịu di dời vì chưa tìm được sự thống nhất giữa các hộ dân và chính quyền địa phương trong giải tỏa, bồi thường tái định cư. Mới đây, TP. HCM đã chấp thuận cho chủ đầu tư được điều chỉnh chiều cao công trình từ 5 tầng lên 10 tầng; người dân được mua lại căn hộ mới với giá 27,5 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hộ dân chua đồng ý nên dự án bị chậm.

Tính đến thời điểm hiện tại, Hà Nội mới có 19 dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ đã hoàn thành, đưa vào sử dụng và 14 dự án đang triển khai trong tổng số khoảng 1.800 chung cư cũ. Còn trên địa bàn TP. HCM hiện có 474 chung cư xây trước năm 1975 bị xuống cấp, cần phải xây mới. Tính đến tháng 9/2021, thành phố đã di dời sáu chung cư cũ, hiện đang di dời 5 chung cư với 303 hộ dân trong tổng số 566 hộ dân. Bên cạnh đó, thành phố đã tháo dỡ 4 chung cư cũ với tổng diện tích hơn 14.400 m2.

Nguyên nhân chính dẫn đến việc cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ chậm trễ liên quan công tác quy hoạch, chính sách tạm cư, giải phóng mặt bằng, bồi thường và hỗ trợ tái định cư. Cùng với đó, nhiều quy định pháp luật thay đổi, ảnh hưởng đến chính sách trong lĩnh vực này. Cụ thể, giai đoạn từ năm 2005 đến 2014, thực hiện theo các quy định của Luật Nhà ở năm 2005, thành phố Hà Nội có nhiều cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ, như hệ số bồi thường tái định cư tại chỗ khống chế từ 1,3 đến 1,9 lần. Chủ đầu tư thực hiện dự án được vay tối đa 70% giá trị xây lắp và thiết bị từ Quỹ đầu tư phát triển; được hưởng nhiều ưu đãi về thuế.

Tuy nhiên, từ năm 2015, thực hiện quy định Luật Nhà ở mới, không còn những chính sách trên, cộng với quy định khống chế tầng cao, dân số của các công trình trong khu vực bốn quận "lõi" khiến công tác cải tạo chung cư cũ vẫn mãi loay hoay.

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline