Hotline: 0941068156
Thứ bảy, 05/07/2025 23:07
Thứ bảy, 05/07/2025 18:07
TMO – Ngành nông nghiệp và môi trường các địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp tỉnh.
Về đê điều và phòng, chống thiên tai, theo Thông tư 19/2025 (Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ban hành), Sở Nông nghiệp và Môi trường các địa phương có nhiệm vụ tham mưu, trình UBND cấp tỉnh ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện: kế hoạch phòng, chống thiên tai; quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng công trình phòng, chống thiên tai của địa phương theo phân công; tiêu chuẩn, định mức sử dụng vật tư, phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng phòng, chống thiên tai; tiêu chí bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với công trình, nhà ở thuộc quyền sở hữu của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh; quyết định về tổ chức xây dựng, quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống quan trắc, theo dõi, giám sát chuyên dùng phòng, chống thiên tai; quyết định phê duyệt, công bố kết quả điều tra cơ bản về phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh; quyết định về lực lượng chuyên trách quản lý đê điều, lực lượng quản lý đê nhân dân; chế độ, chính sách đối với lực lượng quản lý đê nhân dân, lực lượng tuần tra, canh gác đê; cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều; sử dụng bãi sông, bãi nổi, cù lao liên quan đến thoát lũ và đê điều; chấp thuận việc xây dựng, cải tạo công trình giao thông có liên quan đến đê điều; quyết định phê duyệt các phương án hộ đê;
(Ảnh minh họa)
Tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh thực hiện lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; quản lý thực hiện quy hoạch theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn đối với khu đô thị, điểm dân cư nông thôn, công trình hạ tầng kỹ thuật và quy hoạch sản xuất thích ứng với đặc điểm thiên tai trên địa bàn, bảo đảm phát triển bền vững; tổ chức thường trực, chỉ huy công tác ứng phó thiên tai; kiểm tra, tổng hợp, thống kê, đánh giá, báo cáo, công bố số liệu thiệt hại do thiên tai gây ra; thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất khi xảy ra thiên tai để giảm nhẹ thiệt hại, nhanh chóng phục hồi sản xuất;
Tham mưu, trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh phê duyệt phương án ứng phó thiên tai; quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai trên địa bàn theo phân công; quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê theo thẩm quyền; Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều và phương án phòng, chống lũ của các tuyến sông có đê, phương án phát triển hệ thống đê điều trong quy hoạch tỉnh, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa, duy tu, bảo dưỡng đê điều, quản lý và bảo đảm an toàn đê điều theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp tỉnh;
Hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc đánh giá hiện trạng đê điều, xác định trọng điểm xung yếu đê điều; kiểm tra xây dựng, triển khai phương án hộ đê, công tác hộ đê, bảo đảm an toàn đê điều; tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh; Hướng dẫn, kiểm tra việc đầu tư xây dựng, duy tu, bảo dưỡng, vận hành và bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và phân công của UBND cấp tỉnh;
Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình; Thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình đê điều; xây dựng kế hoạch, biện pháp thực hiện việc di dời công trình, nhà ở liên quan tới phạm vi bảo vệ công trình đê điều và bãi sông theo quy định.
Về khí tượng thủy văn, Sở Nông nghiệp và Môi trường có nhiệm vụ: Tham mưu, trình UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, đình chỉ, chấm dứt hiệu lực, thu hồi, cấp lại giấy phép hoạt động dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn đối với các tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh; Tham mưu, trình UBND cấp tỉnh ban hành quy định mực nước tương ứng với các cấp báo động lũ tại các vị trí thuộc địa bàn quản lý;
Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức theo dõi, giám sát việc tác động vào thời tiết trong địa giới hành chính của tỉnh; chủ trì, phối hợp với cơ quan quân sự, công an cùng cấp, Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan có liên quan tổ chức thẩm định kế hoạch tác động vào thời tiết trong địa giới hành chính của tỉnh đối với các trường hợp được tác động vào thời tiết theo quy định;
Tham mưu, giúp Chủ tịch UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định, giám sát việc trao đổi thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu với tổ chức quốc tế, tổ chức, cá nhân nước ngoài không thuộc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên đối với thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn, giám sát biến đổi khí hậu trong địa giới hành chính của tỉnh;
Chủ trì thẩm định các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng; Thẩm định tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, thiết bị đo của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng, thiết bị quan trắc, định vị sét do địa phương xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; Tổ chức bảo vệ công trình khí tượng thủy văn thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong việc bảo vệ, giải quyết các vi phạm hành lang kỹ thuật công trình khí tượng thủy văn của trung ương trên địa bàn;
Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch phát triển mạng lưới trạm quan trắc khí tượng thủy văn chuyên dùng phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống thiên tai ở địa phương; tổ chức thực hiện kế hoạch, theo dõi việc thành lập, di chuyển, giải thể trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng; Tổ chức kiểm tra việc thực hiện tiếp nhận và truyền, phát tin dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trên địa bàn, phạm vi quản lý;
Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quan trắc khí tượng thủy văn và cung cấp thông tin khí tượng thủy văn liên quan đến vận hành của chủ công trình phải quan trắc khí tượng thủy văn theo quy định của pháp luật; Theo dõi, đánh giá việc khai thác, sử dụng tin dự báo, cảnh báo thiên tai khí tượng thủy văn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng, chống thiên tai trên địa bàn; thẩm định, thẩm tra, đánh giá việc khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn trong các công trình, chương trình, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội; Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, đôn đốc theo thẩm quyền các hoạt động quan trắc, dự báo, cảnh báo và thực hiện các biện pháp phát triển hoạt động khí tượng thủy văn trên địa bàn./.
LÝ LAN
Bình luận