Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/05/2024 15:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 20/05/2024

Chủ tịch COP26 sẽ đến thăm Việt Nam

Chủ nhật, 13/02/2022 11:02

TMO - Bộ trưởng, Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Alok Sharma sẽ có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam từ ngày 13-15/02/2022.

Trong khuôn khổ chuyến thăm lần này, ông Sharma sẽ gặp và làm việc cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng để thảo luận về những bước tiến quan trọng mà Việt Nam đã đạt được tại Hội nghị COP26, bao gồm cả việc đồng ý thông qua Hiệp ước Khí hậu Glasgow nhằm hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức 1,5 độ C.

Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp quốc về Biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) Alok Sharma.

Hiệp ước Khí hậu Glasgow kêu gọi các quốc gia giảm dần điện than không sử dụng công nghệ giảm phát thải, loại bỏ dần việc trợ cấp nhiên liệu hóa thạch không hiệu quả và yêu cầu các quốc gia, đến cuối năm nay, rà soát và đẩy mạnh các mục tiêu giảm phát thải đến năm 2030 cho phù hợp với mục tiêu đặt ra trong Thỏa thuận Paris. Các cam kết của Việt Nam cũng đã đóng góp đáng kể vào thành công chung của Hội nghị COP26.

Trong các cuộc thảo luận, ông Sharma cũng sẽ đề cập đến những hình thức Vương quốc Anh có thể hỗ trợ Việt Nam trong nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đặc biệt là trong lĩnh vực thích ứn và năng lượng thông qua Sáng kiến xanh - sạch, Quỹ Khí hậu Xanh và Hội đồng Chuyển dịch Năng lượng thuộc COP26, hiện đang tích cực điều chỉnh những hỗ trợ từ quốc tế để phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.

“Tôi hoan nghênh vai trò lãnh đạo về khí hậu mà Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thể hiện tại Hội nghị COP26, trong đó bao gồm cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và tuyên bố “Chuyển đổi từ than sang năng lượng sạch. Tôi mong muốn được trao đổi với các Bộ trưởng tại Hà Nội về những cách thức Vương quốc Anh có thể hợp tác cùng Việt Nam để đạt được những mục tiêu đầy tham vọng này”, ông Alok Sharma nói.

Bên cạnh đó, ông Sharma sẽ gặp các đối tác phát triển trong nước và quốc tế cùng cộng đồng doanh nghiệp để thảo luận về hình thức các bên có thể hỗ trợ thực hiện cam kết khí hậu đầy tham vọng Việt Nam đã công bố tại COP26, bao gồm cam kết đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 và loại bỏ than vào những năm 2040.

 

 

Quốc Dũng

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline