Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 23/11/2024 11:11

Tin nóng

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Cảnh báo nguy cơ mưa lớn khu vực miền Trung do bão Trà Mi

Quảng Ngãi: Cấm biển từ 10h ngày hôm nay ứng phó bão Trà Mi

Theo dõi sát diễn biến của bão Trà Mi

Phấn đấu tăng trưởng GDP giai đoạn 2026-2030 bình quân khoảng 7,5-8,5%

Thứ bảy, 23/11/2024

Chủ động phương án ứng phó ngập úng khu vực nội thành

Thứ sáu, 10/05/2024 08:05

TMO - Thành phố Hà Nội chủ động sẵn sàng đối phó với các trận mưa theo từng tình huống cụ thể, kể cả những trận mưa vượt quá công suất của hệ thống thoát nước; đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiệt hại do mưa và úng ngập gây ra.

Thống kê của Công ty TNHH một thành viên Thoát nước Hà Nội cho thấy, năm 2023, lượng mưa trung bình trên địa bàn nội thành đạt 1.759,3mm với 124 ngày mưa và trên địa bàn các huyện đạt 1.637,7mm với 140 ngày mưa. Đây cũng là năm ghi nhận thời tiết diễn biến phức tạp với nhiều trận mưa cực đoan, cường độ lớn tập trung trong thời gian ngắn, vượt quá khả năng thoát nước của dự án thoát nước Hà Nội (310mm/2 ngày). Một số trận mưa lớn “kỷ lục” vào ngày 31-7, lượng mưa đạt 228,3mm và ngày 11-8 đạt 193,4mm khiến nhiều tuyến đường Hà Nội chìm sâu trong nước.

Năm 2023, trong khu vực nội thành còn tồn tại từ 11 - 19 trọng điểm úng ngập. Cụ thể, đối với các trận mưa có cường độ từ 50mm/h đến dưới 70mm/h, trên địa bàn TP sẽ xuất hiện 11 điểm ngập úng (lưu vực sông Tô Lịch 8 điểm, sông Nhuệ 1 điểm và khu vực Long Biên - sông Cầu Bây 2 điểm); đối với các trận mưa có cường độ từ 70mm/h trở lên, Hà Nội sẽ xuất hiện 19 điểm ngập úng. Trong đó, lưu vực sông Tô Lịch là 8 điểm; sông Nhuệ 8 điểm; Long Biên 1 điểm và Đông Anh 2 điểm.

Nguyên nhân dẫn đến các điểm ngập úng là do cốt nền tại đây thấp hơn so với mặt bằng chung của khu vực nên khi mưa lớn, nước chảy theo mặt đường dồn về nhanh gây ra úng ngập cục bộ. Ngoài ra, một số khu vực, hệ thống thoát nước được đầu tư xây dựng từ những năm 1954 đến nay đã qua 60, 70 năm sử dụng, xuống cấp nghiêm trọng, không đáp ứng được nhu cầu thực tế, tốc độ đô thị hóa ngày càng cao. Bên cạnh đó, hệ thống thoát nước vận hành theo nguyên lý tự chảy nhưng các trạm bơm đầu mối hiện nay chưa được xây dựng hoàn thiện đồng bộ theo quy hoạch, khiến việc tiêu thoát nước ra nguồn xả còn hạn chế.

Năm 2023, trong khu vực nội thành còn tồn tại từ 11 - 19 trọng điểm úng ngập cao. 

Theo dự báo về tình hình úng ngập trong mùa mưa năm 2024 trên địa bàn thành phố: Với các trận mưa có lượng mưa dưới 50mm/h: Không xảy ra úng ngập, cơ bản chỉ tồn tại một vài vị trí ứ đọng nước do cao độ mặt đường trũng thấp hoặc hệ thống thoát nước gặp sự cố. Với các trận mưa có lượng mưa từ 50 ÷ 70mm/h: tồn tại 11 điểm úng ngập, 01 điểm (phố Nguyễn Chính) đã được đầu tư cải tạo thoát nước năm 2023 cần theo dõi đánh giá trong mùa mưa năm 2024. Với những trận mưa có cường độ cao, tập trung trong thời gian ngắn, lượng mưa đến 100mm/h trở lên gây quá tải cho hệ thống thoát nước ghi nhận thêm 19 điểm úng ngập cục bộvà một số điểm ứ đọng nước do mặt đường trũng, thấp.

Từ thực tế này, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các sở ngành có liên quan, trong đó Sở Xây dựng chủ trì có các giải pháp thực hiện bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành trong mùa mưa năm 2024. Sở Xây dựng là cơ quan đầu mối đôn đốc, hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra các đơn vị quản lý, duy trì hệ thống thoát nước thực hiện các giải pháp.

Tăng cường công tác dự báo, cảnh báo, xây dựng kịch bản với các tình huống cụ thể, thực hiện duy trì thường xuyên hệ thống cống, rãnh thoát nước, mương, sông, hồ điều hoà: Phối hợp chặt chẽ với Đài khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc bộ trong việc tiếp nhận các bản tin cảnh báo về thời tiết nguy hiểm trên địa bàn Thành phố; kịp thời cập nhật, theo dõi tình hình thời tiết trên các trang dự báo (như windy.com, yr.no...) đưa ra nhận định, cảnh báo sớm về mưa bão trong thời gian sớm để chủ động phương án vận hành hệ thống thoát nước, hạ mực nước trên hệ thống, giảm thiểu tối đa khả năng úng ngập. 

Thực hiện công tác nạo vét trước mùa mưa hệ thống cống theo lưu vực, ưu tiên nạo vét bằng cơ giới, tập trung vào các trục tiêu thoát chính và các điểm úng ngập trọng điểm đảm bảo các trục tiêu thoát chính. Nạo vét đồng bộ từ ga thu, cống ngang, cống ngầm tại các tuyến nhánh đến các trục tiêu thoát nước chính, tăng cường hỗ trợ nạo vét cống ngang bằng thiết bị cơ giới, nâng cao hiệu quả nạo vét, duy trì.

Sử dụng camera kiểm tra lòng cống các khu vực trọng điểm có khả năng gây úng ngập để phát hiện, xử lý các tồn tại, bất cập trên hệ thống. Công tác nạo vét duy trì hệ thống mương, sông, kênh được thực hiện tập trung theo từng lưu vực, đồng bộ với nạo vét các tuyến cống thoát nước chính, đảm bảo độ dốc thủy lực và cao độ mực nước khống chế của hệ thống,... Nạo vét trước mùa mưa các tuyến kênh dẫn vào ra các Trạm bơm như: Yên Sở, Đồng Bông, Bắc Thăng Long - Vân Trì,… Tiếp tục khai thác các tuyến mương, công trình nông nghiệp có khả năng phục vụ thoát nước đô thị như hệ thống các tuyến mương trên địa bàn các quận: Hà Đông, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm,...

Kiểm soát, khống chế mực nước đệm trên hệ thống sông, kênh, mương, hồ điều hòa được điều tiết, khống chế theo cao độ quy định, kể cả các hồ điều hòa do UBND các quận, huyện, thị xã quản lý theo phân cấp nhằm khai thác triệt để năng lực hiện có của hệ thống thoát nước, góp phần chủ động trong công tác điều hòa mực nước, giảm thiểu tình trạng úng ngập khi mưa; thực hiện công tác kiểm tra, nạo vét hồ, hệ thống thu gom, tăng cường năng lực điều hòa thoát nước các hồ; công tác quản lý, vận hành các hồ phải đảm bảo cảnh quan môi trường nước hồ, vừa đảm bảo công tác điều tiết mực nước phòng chống úng ngập đô thị.

Thành phố Hà Nội chủ động sẵn sàng đối phó với các trận mưa theo từng tình huống cụ thể, đảm bảo an toàn giao thông và giảm thiệt hại do mưa và úng ngập gây ra. 

Kiểm tra, rà soát các hồ trong khu đô thị, hệ thống mương nông nghiệp có khả năng phục vụ thoát nước, đề xuất giải pháp kết nối với hệ thống thoát nước Thành phố để phục vụ công tác tiêu thoát nước, chống úng ngập đô thị; rà soát, nghiên cứu xây dựng mực nước khống chế trên các sông, hồ điều hòa đảm bảo hiệu quả thoát nước trong mùa mưa năm 2024.

Sở Xây dựng cần đôn đốc đẩy nhanh công tác triển khai các dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải giai đoạn 2021 – 2025 theo Kế hoạch số 312/KHUBND ngày 28/12/2021 của UBND Thành phố, từng bước hoàn thiện hệ thống thoát nước theo quy hoạch. Khẩn trương triển khai, đẩy nhanh tiến độ thực 05 dự án đã được HĐND Thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư và UBND Thành phố giao nhiệm vụ: Dự án xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực Tả sông Nhuệ - giai đoạn I. Xây dựng trạm bơm Gia Thượng, hồ điều hòa và tuyến mương Thượng Thanh, quận Long Biên. Xây dựng hệ thống thoát nước quận Hà Đông thuộc lưu vực Hữu Nhuệ. Dự án đầu tư xây dựng chống úng ngập cục bộ cho các quận nội đô và một số huyện ven đô. Dự án Xây dựng trạm bơm Cự Khối, hồ điều hòa và tuyến mương Việt Hưng- Cầu Bây,…

Lập đường dây nóng đặt tại Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố Hà Nội, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội và các đơn vị thoát nước để tiếp nhận và xử lý thông tin, kịp thời giải quyết các sự cố thoát nước khi mưa đối với từng khu vực, từng vị trí có nguy cơ xảy ra úng ngập. Xây dựng phương án ứng trực, xử lý cụ thể cho 11 điểm úng ngập đã tồn tại nhiều năm và các điểm đọng nước khi mưa lớn, bố trí sẵn nhân lực và thiết bị phù hợp để giải quyết xử lý trong thời gian nhanh nhất, giảm thiểu thời gian và mức độ úng ngập. 

Các đơn vị duy trì thoát nước xây dựng kế hoạch ứng trực 24/24h để giải quyết thoát nước khi mưa, đồng thời xây dựng kế hoạch ứng trực cụ thể, chi tiết cho từng vị trí, từng khu vực khi có dự báo mưa lớn vượt công suất thiết kế của hệ thống. Triển khai phương tiện, thiết bị, điều động nhân lực khi có mưa lớn trên diện rộng, trong đó trọng tâm là các điểm úng ngập trên các trục đường giao thông chính, các đường phố có mật độ giao thông cao và địa hình trũng cục bộ dễ gây ùn tắc giao thông.

Nghiên cứu xây dựng phần mềm, cơ sở dữ liệu quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị trên nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS và cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia (bao gồm lĩnh vực thoát nước). Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật Thành phố chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hạ tầng kỹ thuật của Thành phố (bao gồm thoát nước) trên nền bản đồ số mục tiêu cụ thể:

Xây dựng, thiết lập hệ thống quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật toàn Thành phố đồng nhất. Từng bước lưu trữ, số hoá, kết nối, chia sẻ đầy đủ thông tin hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố. Từng bước chuyển đổi số trong quy trình, nghiệp vụ quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn Thành phố nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước.

Hệ thống bản đồ ngập lụt tương ứng với các “kịch bản mưa” với đầy đủ thông tin vị trí điểm úng ngập, mức độ ngập (chiều dài, chiều rộng, chiều sâu của điểm ngập), hình ảnh điểm ngập…chia sẻ cho các đơn vị (Cảnh sát giao thông; Thanh tra Giao thông vận tải…) để có phương án hướng dẫn, phân luồng giao thông và để người dân có thể lựa chọn phương án tham gia giao thông hợp lý; các đơn vị thoát nước có phương án vận hành hệ thống thoát nước, hệ thống hồ điều hòa, trạm bơm chủ động, giảm thiểu tình trạng úng ngập.

 

 

Minh Hương 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline