Hotline: 0941068156

Thứ năm, 24/04/2025 10:04

Tin nóng

Quần thể 17 cây cổ thụ ở huyện đảo Cồn Cỏ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Các nước nêu quan điểm tại P4G Việt Nam – 2025

Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc: Việt Nam được nhấn mạnh đi đầu về năng lượng sạch

P4G được kỳ vọng trở thành ‘vườn ươm ý tưởng’ về tăng trưởng xanh

Tổng Bí thư: Thể chế xanh là nền tảng quyết định, công nghệ xanh là động lực đột phá

Lễ đón các đoàn khách quốc tế dự Hội nghị P4G 2025

Nhiều nước muốn áp dụng cơ chế giao dịch tín chỉ carbon với vận tải biển

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Thứ năm, 24/04/2025

Cảnh quan văn hóa tâm linh Yên Tử

Chủ nhật, 29/01/2023 12:01

Trong những danh sơn nước Việt, Yên Tử (tỉnh Quảng Ninh) được coi là nơi kết hợp hài hòa và hấp dẫn bởi hai mặt: cảnh đẹp kỳ thú của thiên nhiên và chiều sâu lịch sử, văn hóa, dân tộc. Non thiêng Yên Tử chính là bảo tàng văn hóa tâm linh, văn hóa cảnh quan, văn hóa sinh thái, thể hiện tư tưởng, tâm hồn, dấu ấn văn hóa độc đáo và hào hùng của dân tộc ta.

Cảnh quan văn hóa là không gian địa lý - văn hóa. Không gian này vừa mang yếu tố tự nhiên đặc trưng vừa mang yếu tố văn hóa con người. Cảnh quan văn hóa ở đây được định vị ở vùng văn hóa Yên Tử, bao gồm các quần thể văn hóa ở Quảng Ninh, Bắc Giang, Hải Dương. Yếu tố tự nhiên là khu vực Yên Tử, bao gồm hệ thống Lục Đầu giang và vùng vòng cung Đông Triều, đến Chí Linh, Hải Dương. Trong đó, đỉnh cao Yên Tử là không gian có độ cao đột xuất. Cảnh quan này vốn là địa linh được các vị sư từ thời Lý đến thời Trần lựa chọn làm nơi tu luyện, đặc biệt Phật hoàng Trần Nhân Tông cùng Pháp Loa và Huyền Quang trở thành Tam tổ Trúc lâm ở nơi đây. Yếu tố cảnh quan văn hóa là do con người sáng tạo ra qua trường kỳ lịch sử, là các di tích văn hóa gắn với sự ra đời và phát triển của Thiền phái Trúc Lâm và hệ thống lăng mộ các vua Trần như một di sản tín ngưỡng thiêng liêng.

Yên Tử là một dãy núi lớn ở vùng Đông Bắc nước ta, thuộc vòng cung Đông Triều, dài khoảng 80km, rộng khoảng 50km. Dãy Yên Tử bao gồm nhiều đỉnh cao, đỉnh cao nhất là khu vực chùa Đồng (cao 1068m) mây phủ quanh năm. Tiếp đến là các đỉnh Phật Sơn, Ngọa Vân, Hồ Thiên, Thanh Mai, Quan Âm, Huyền Đinh, núi Thằng Người, núi Lòng Thuyền. Những ngọn núi ở phía bắc và tây bắc dãy Yên Tử ở địa phận tỉnh Bắc Giang cũng khá cao, đứng trên đó có thể quan sát được một vùng rộng lớn. Cùng hệ thống núi lại có các đèo tạo thành những con đường thông sang các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương

Với diện tích rộng lớn nằm gần biển và có độ cao, dãy Yên tử có lượng mưa khá lớn tạo ra những thung lũng, bình địa nằm xen với những con sông suối lớn nhỏ. Phía bắc Yên Tử có sông Lục Nam, chảy từ huyện Sơn Động đổ vào cửa Lục Đầu giang. Phía nam Yên Tử có hệ thống sông Sinh, sông Chanh, sông Uông Bí, sông Hoành Bổ, sông Cầm thuộc tỉnh Quảng Ninh. Những sông trên đều bắt nguồn từ dãy Yên Tử chảy ra sông Bạch Đằng và sông Kinh Thầy rồi đổ ra biển. Cùng với những dòng sông là những con đường huyết mạch kết nối toàn bộ hệ thống chùa, miếu, am tọa lạc ở trên núi Yên Tử và mở rộng về cả bốn phía. Đây cũng chính là huyết mạch giao thông thủy bộ quan trọng, kết nối nhanh chóng Yên Tử với vùng biên ải phía bắc, về tới kinh thành Thăng Long phía tây, tới vùng biển phía đông; đồng thời cũng là những con đường tâm linh, kết nối giữa vô vàn con người phàm tục với những minh triết của Phật giáo Thiền Tông.

Yên Tử xưa còn có tên là Tượng sơn (núi Voi), Bạch Vân sơn (núi Mây Trắng), Phù Vân sơn (núi Mây Nổi), Linh sơn (núi Thiêng), được biết đến là một trong 4 “Phúc địa linh thiêng” của Giao Châu. Những sơn thanh, thủy tú thường có nhiều năng lượng tập trung ở trên đỉnh núi hay dưới nước. Cấu trúc núi và nước là cấu trúc của âm và dương giúp con người có thể điều hòa năng lượng làm cho thân thể khỏe mạnh, tinh thần minh mẫn dễ đạt đến đốn ngộ. Thêm nữa, Phật giáo nói chung và Thiền tông nói riêng cần một không gian “thanh tĩnh” để tu tập. Địa điểm núi Yên Tử không gần mà cũng không đoạn tuyệt với xóm làng, giúp cho thiền sư nhanh chóng nhập định, tu tập nhanh có hiệu quả. Không gian của núi rừng Yên Tử vừa trong sạch vừa yên tĩnh là nơi lý tưởng phải đạt đến của các thiền sư và môn đệ. Người vào núi tu tập, được tắm gội trong cảnh sắc sơn nguyên, tâm dễ đạt tới “thanh tịnh”. Bản thân sự thanh tịnh còn đòi hỏi người tu tập quán tưởng đạt tới vô thức mới ngộ được.

Khi hệ phái Trúc Lâm ra đời, hệ thống chùa, am được phát triển với quy mô lớn tọa lạc ở rộng khắp khu vực Yên Tử chẳng những minh chứng cho sự phát triển của Thiền phái Trúc Lâm mà còn có ý nghĩa to lớn về vị trí chiến lược, về chính trị, kinh tế, quân sự và văn hóa, đặc biệt ở thời đại Lý - Trần. Vì vậy, cảnh quan văn hóa Yên Tử chẳng những đáp ứng yêu cầu về tính đa dạng, đa chức năng của cảnh quan thiên nhiên và còn đáp ứng được yêu cầu quan trọng của Phật giáo Thiền.

Cảnh quan văn hóa tâm linh, trước hết là cảnh quan văn hóa, song yếu tố tâm linh rất đậm đặc. Văn hóa tâm linh ở đây bao gồm cả tôn giáo, tín ngưỡng và những phong tục, tập quán liên quan đến tâm thức thiêng liêng của con người. Cảnh quan văn hóa tâm linh ở Yên Tử bao gồm đầu tiên là Thiền phái Trúc Lâm với tư tưởng, sự truyền thừa là di sản văn hóa tinh thần. Di sản này ngoài việc được ghi lại bằng văn bản còn được hiện thực hóa, bảo lưu ở các di tích tôn giáo chùa, miếu, am, tháp... cùng với sự hoằng dương Phật pháp, Thiền Trúc Lâm không chỉ đồng hành với lịch sử dân tộc, mà còn vượt ra cả khu vực đến với quốc tế, được nhiều phật tử hướng về tu tập trong các thiền viện ở nước ngoài... Tiếp đến là lăng mộ các vua triều Trần là di sản thiêng của tín ngưỡng Việt Nam, góp phần minh chứng tinh thần Phật giáo của thời đại bấy giờ cùng những địa danh gắn với những hoạt động quân sự, sinh hoạt là những chiến địa, những nơi luyện quân, giấu quân… đặc biệt là bãi cọc Bạch Đằng, ghi dấu chiến thắng vang dội đánh tan ý chí xâm lược của quân Nguyên Mông - một đế quốc hùng mạnh nhất trên lịch sử nhân loại thế kỷ thứ XIII. Chiến thắng này là minh chứng hào hùng thể hiện sức mạnh của thời đại, của dân tộc Việt Nam, trong đó tư tưởng tích cực nhập thế của Thiền phái Trúc Lâm đóng góp một phần hết sức quan trọng. Bên cạnh đó là những phong tục lễ hội gắn với những không gian thiêng mang nhiều yếu tố văn hóa tâm linh phong phú và độc đáo.

 

 

Lê Bảo

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline