Hotline: 0941068156

Thứ ba, 01/07/2025 07:07

Tin nóng

Tiếp tục phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc để tạo nên một khối thống nhất bền chặt

Danh sách Bí thư, Chủ tịch 23 tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Công bố sáp nhập đơn vị hành chính và chỉ định nhân sự

Tiếp tục phát động, triển khai tích cực các phong trào thi đua yêu nước

Hà Nội cắt tỉa cây xanh bảo đảm an toàn mùa mưa bão

Ứng phó mưa lớn: Chủ động rà soát, di dời hộ dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

UNESCO ấn tượng về thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ đề xuất "5 tiên phong" để xây dựng châu Á giàu mạnh

Tỉnh Quảng Trị (mới) cần đẩy mạnh phát triển kinh tế tư nhân và hội nhập kinh tế quốc tế

Cảnh quan tự nhiên là tài nguyên cần tích hợp bắt buộc vào quy hoạch đô thị

Hà Nội: Mít cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cần thực hiện ‘3 tiên phong’ trong xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo

Quyết liệt thực hiện giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các dự án trọng điểm

Gò Công Tây: Đa cổ thụ gần 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tổng Bí thư nêu 5 nhiệm vụ báo chí cần thực hiện trong kỷ nguyên mới

Tuyệt đối không để gián đoạn trong lãnh đạo, chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường tổ chức gặp mặt nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam

TP. HCM (mới) cần đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng

Điều chỉnh cơ chế tiền vay khuyến khích sản xuất nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn

Bình Dương: Điệp phèo heo hơn 100 tuổi trong trường học được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 01/07/2025

Cảnh giác với hiện tượng sụt lún (hố tử thần)

Thứ bảy, 28/10/2023 19:10

TMO – “Hố tử thần” là hiện tượng đất bị sụt lún tại một hoặc nhiều điểm khác nhau tạo thành các hố sâu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, gây thiệt hại về người và tài sản nếu không được phát hiện kịp thời để phòng tránh.

Khoảng 5 năm trở lại đây, nhiều địa phương trên cả nước ghi nhận tình trạng sụt lún đất đá tạo thành các hố sâu (hố tử thần) với nhiều kích thước khác nhau và xuất hiện ở mọi vị trí có thể là trong các khu vườn ở vùng nông thôn hoặc cũng có thể xuất hiện ở các đường giao thông.

Hố tử thần xuất hiện ngay sát nhà dân. Ảnh: H.Trà

Mới đây, ngày 27/10, một hố tử thần xuất hiện ngay sát cạnh nhà một dân ở xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Theo quan sát, hố có đường kính khoảng trên 4m, sâu khoảng 12m. Chủ hộ gia đình cho biết, trước khi phát hiện hố sụt lún này trên địa bàn có mưa kéo dài trong nhiều ngày. Chính quyền xã Ngân Thủy đã cho giăng dây khoanh vùng và treo biển cấm người dân lại gần. Nhận định ban đầu, điểm xảy ra sụt lún có tầng phủ dày 7-20 m chủ yếu là đất sét và đất sét pha, phía dưới là tầng đá vôi không đồng đều 7-20 m. Nền đá vôi bị quá trình karst hóa tạo thành các hố, hang, hốc rỗng... Mưa lớn hình thành dòng chảy trong các hang hốc, gây sụt lún tầng đất phía trên. Hiện, cơ quan chức năng tỉnh Quảng Bình đang tiến hành khảo sát, đánh giá tìm nguyên nhân.

Trước đó, trong tháng 5/2022, trên địa bàn xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) xuất hiện hàng chục “hố tử thần”. Hậu quả, hành trăm nhà dân bị nứt, hư hỏng, nhiều gia đình phải di dời do các hố sụt lún gây ra. Để đảm bảo an toàn, chính quyền xã Châu Hồng đã cử người túc trực tại các điểm xuất hiện hố sụt lún, chăng dây cảnh báo để người dân không đi vào nơi nguy hiểm. Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân gây sụt lún là do tình trạng khai thác nước ngầm của người dân và doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trước tình trạng liên tục xuất hiện các hố tử thần,  chính quyền huyện Quỳ Hợp đã ban hành văn bản yêu cầu các đơn vị, doanh nghiệp, người dân trên địa bàn xã Châu Hồng dừng việc khai thác, hút nước ngầm để phục vụ công tác khảo sát, điều tra đánh giá, tìm nguyên nhân.

Hàng chục “hố tử thần” xuất hiện ở xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An vào tháng 5/2022.

Nguyên nhân và nhận biết thế nào?

Nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún tạo thàn các hố sâu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, các hố sụt có một phần cấu thành từ tự nhiên, nhưng cũng chịu tác động do sự phát triển của con người bởi việc lạm dụng các hoạt động bơm và rút nước ngầm quá mức là một phần tạo ra các hố sụt trong tự nhiên. Các hố sụt thường xảy ra bên trên một hệ thống địa chất gồm đá vôi, đá cacbonat, đá muối hoặc các loại đá đặc biệt có thể hòa tan trong nước. Theo đó, khi nước ngầm hoặc nước mưa dần ngấm trong lòng đất, sẽ hòa tan lượng đá này, hình thành nên các khoảng trống bên dưới bề mặt. Lâu ngày, phần không gian bên dưới mặt đất trở nên quá rộng, khiến phần đất bên trên bị sụp xuống, cuốn theo các vật thể hoặc công trình bên trên như đường xá, nhà cửa, ô tô... Các hố tử thần này có độ sâu dao động từ 3 - 30 mét, tùy vào mức độ nghiêm trọng của quá trình sụt lún.

Theo các chuyên gia, sụt lún hầu như xẩy ra bất ngờ, ít có dấu hiệu báo trước, do đó rất khó khăn trong đề phòng, giải pháp duy nhất là phải điều tra khảo sát, khoanh vùng lại để cảnh báo. Tuy nhiên, trước khi xảy ra sụt lún có một số dấu hiệu như từ những sụt nhỏ có dấu hiệu loang ra lớn dần. Tường nhà bị nứt vỡ, mái nhà bị cong vênh. Lúc sắp xảy ra sập sụt thì hay có tiếng động ở trong lòng đất… Nếu trường hợp buộc phải sinh sống trên khu vực đó thì cần đặc biệt để tâm đến các dấu hiệu này. Khi xuất hiện thì phải chuẩn bị sơ tán trước khi sập sụt xảy ra.

Việc khắc phục, lấp 'hố tử thần' từ trước đến nay chỉ được một thời gian ngắn, chính quyền địa phương cần thực hiện ngay điều tra khảo sát, đánh giá quy mô hố sụt lớn hay nhỏ, nông hay sâu, từ đó có biện pháp phòng tránh. Còn nếu lấp lại rồi lại tiếp tục sinh sống trên 'hố tử thần' là không ổn vì nguy cơ vẫn còn. Hiện có nhiều công nghệ có thể biết được quy mô của hố sụt như thế nào như đo địa vật lý hay dùng rada xuyên đất. Qua đó biết cấu trúc lượng đất bên dưới thế nào. Khảo sát địa chất xem xung quanh có chỗ nào có điểm lộ hang đá vôi hay không. Các cơ quan địa chất sẽ có phương án nghiên cứu cho từng địa điểm cụ thể.

 

 

QUỐC DŨNG

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline