Hotline: 0941068156

Thứ hai, 28/07/2025 20:07

Tin nóng

Hà Nội kiểm soát chặt chẽ, không để sốt xuất huyết diễn biến phức tạp

Gần 50 cây cổ thụ ở 5 tỉnh, thành đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thực hiện đợt cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý tàu cá "03 không"

Ứng phó thiên tai: Dứt khoát phải chuyển từ bị động ứng phó sang chủ động phòng ngừa

Phát huy truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ người trồng cây"

Khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ, khôi phục sản xuất nông nghiệp

Sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng phó mưa lũ

Bão giật cấp 11 đổ bộ đất liền khu vực Hưng Yên và Ninh Bình

Cảnh báo mưa cường suất lớn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất

Huy động tối đa lực lượng giúp dân chằng chống, bảo vệ lồng bè ứng phó bão

Sẵn sàng mọi tình huống ứng phó bão số 3

Quyết liệt triển khai chiến dịch vệ sinh môi trường phòng chống sốt xuất huyết

Kiến nghị cấm biển để ứng phó bão số 3

Miền Trung chủ động, sẵn sàng phương án ứng phó bão số 3

Bão giật cấp 15 cách vùng biển Quảng Ninh – Hải Phòng hơn 600km, dự báo mưa rất lớn

Ứng phó bão số 3: Khẩn trương rà soát, sẵn sàng phương án sơ tán dân ở khu vực nguy hiểm

Khẩn trương tìm kiếm các nạn nhân mất tích trong vụ đắm tàu du lịch vịnh Hạ Long

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu 6 nhiệm vụ cần tập trung thực hiện sau Hội nghị Trung ương 12

Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ hai và bế mạc Hội nghị Trung ương 12

Cần theo dõi sát diễn biến, kịp thời triển khai các biện pháp ứng phó bão số 3

Thứ hai, 28/07/2025

Cần xây dựng cơ chế phát triển thị trường carbon rừng

Thứ tư, 21/12/2022 15:12

TMO - Thị trường carbon trong nước gồm các hoạt động trao đổi hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon thu được từ cơ chế trao đổi bù trừ tín chỉ carbon trong nước và quốc tế phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế.

Theo lộ trình phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, từ nay đến hết năm 2027 sẽ xây dựng quy định quản lý tín chỉ carbon, các hoạt động trao đổi hạn ngạch và tín chỉ carbon; xây dựng quy chế vận hành sàn giao dịch tín chỉ carbon. Triển khai thí điểm cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trong các lĩnh vực tiềm năng và hướng dẫn thực hiện cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon… Từ năm 2028 trở đi sẽ tổ chức vận hành giao dịch tín chỉ carbon chính thức.

Lực lượng chức năng kiểm tra, khảo sát rừng ở Quảng Nam.

Nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam, đã tham gia "Tuyên bố Glasgrow của các nhà lãnh đạo về sử dụng rừng và sử dụng đất" tại COP 26 và "Đối tác của các nhà lãnh đạo về rừng và khí hậu" tại COP 27. Tuy nhiên, để thực hiện các cam kết, thách thức, khó khăn lớn nhất hiện nay là việc huy động được nguồn lực tài chính ổn định, bền vững. 

Theo các chuyên gia, ngành lâm nghiệp không chỉ đóng góp quan trọng để thực hiện các cam kết mà còn là nguồn tài chính có tiềm năng thông qua thương mại carbon rừng. Do đó, hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm và đa dạng hóa nguồn tài chính bền vững cho ngành lâm nghiệp sẽ là giải pháp cần ưu tiên trong các chính sách biến đổi khí hậu và phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Từ sau COP 26 và COP 27 nhiều tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài tìm đến Việt Nam với mong muốn đầu tư vào thị trường carbon và cần một bên điều phối tốt từ phía cơ quan của Chính phủ để hướng dẫn do thị trường carbon bởi có rất nhiều ngành nghề như: Lâm nghiệp, năng lượng, chăn nuôi, thú y...

Cũng theo các chuyên gia, hiện nay các hình thức mua bán, trao đổi, chuyển nhượng tín chỉ carbon trên thế giới rất đa dạng. Đối với thị trường tự nguyện, giá mua bán có thể thấp hơn do mang tính chất là trao đổi, hỗ trợ nâng cao năng lực còn đối với thị trường bắt buộc thì tùy theo chính sách, ưu tiên của mỗi quốc gia thì giá giao động có thể từ vài USD đến hàng trăm USD/1 tấn CO2. Nguồn lực này sẽ đầu tư cho việc trồng rừng, phục hồi rừng hoặc hỗ trợ cộng đồng nâng cao sinh kế để giảm thiểu tác động làm suy thoái rừng.

Tại Việt Nam, các hoạt động về tín chỉ carbon đa phần vẫn là tự nguyện nên kinh phí thu được từ rừng sẽ theo cơ chế chia sẻ cho các nhóm đối tượng đang được giao quản lý rừng.  Đối với những công ty mua bán theo đơn giá thị trường thì sẽ đàm phán cụ thể để đảm bảo bồi hoàn lại những giá trị đầu tư của người trồng rừng hoặc đầu tư của ngân sách nhà nước đã hỗ trợ.

 

 

Phạm Yến

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline