Hotline: 0941068156

Thứ năm, 18/04/2024 19:04

Tin nóng

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Loạt hoạt động của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam diễn ra trong tháng 3 và tháng 4 tới

Sôi nổi hoạt động 'Cây Di sản Việt Nam'

Thứ năm, 18/04/2024

Cần sớm giải quyết “bài toán” xử lý rác thải sinh hoạt ở Vàng Ma Chải

Thứ sáu, 11/11/2022 13:11

TMO - Lượng rác sinh hoạt thải ra môi trường đang ngày một tăng, để giải quyết triệt để vấn đề này, cùng với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, ngành chức năng, rất cần sự đồng thuận cùng hành động thiết thực từ chính người dân địa phương.

Xã Vàng Ma Chải - một xã vùng biên thuộc huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Thời gian qua, diện mạo vùng nông thôn nơi đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống của người dân từng bước được cải thiện với nhiều tuyến đường được đầu tư sửa chữa, xây dựng; nhiều ngôi nhà mới xây “mọc lên”; hàng quán tăng cả về số lượng, quy mô kinh doanh. Tuy nhiên, rác thải không được xử lý dứt điểm, vẫn còn tình trạng xả rác thải trực tiếp ra môi trường, những túi ni lông, rác thải sinh hoạt được tập kết ngay cạnh nhà không khác gì một bãi rác công cộng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng và ảnh hưởng tới đời sống của những hộ dân xung quanh. Việc đốt rác thủ công cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ô nhiễm môi trường do khói và độc chất phát sinh trong quá trình đốt.

Chợ phiên Vàng Ma Chải được mở vào thứ 6 hàng tuần tại bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải (huyện Phong Thổ). Nơi đây được coi là trung tâm giao lưu buôn bán với các xã lân cận như: Mồ Sì San, Sì Lở Lầu. Nhờ đó, đời sống kinh tế của Nhân dân trong xã từng bước được cải thiện rõ rệt. Thế nhưng, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc khó khăn trong xử lý một lượng lớn rác thải.

Ngay đầu bản Sì Choang, cách trung tâm xã Vàng Ma Chải khoảng 400m, một bãi rác lớn hình thành bên cạnh đường tỉnh 132. Một bãi bãi rác lớn trải dài khoảng 20m, với rất nhiều loại rác thải như: túi bóng, chai lọ, bao tải, giấy… Bất kỳ người dân nào khi qua đường cũng có thể nhìn thấy bãi rác và chịu nỗi “ám ảnh” bởi mùi hôi thối nồng nặc bốc lên.

 Bãi rác tự phát gần đường tỉnh 132 đoạn chạy qua bản Sì Choang (xã Vàng Ma Chải) gây ô nhiễm môi trường. 

Ông Lý Sần Dùng, người dân ở bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải cho biết: “Gia đình tôi sống ngay cạnh bãi rác, trời nắng hay trời mưa bãi rác đều bốc mùi khó chịu không biết phải sống thế nào nên chỉ còn cách đóng cửa suốt ngày để hạn chế mùi. Tôi mong muốn bãi rác sớm được xử lý để bảo vệ môi trường và cuộc sống của gia đình tôi được bình thường như nhiều gia đình khác”.

Theo tìm hiểu được biết, đây là bãi rác tự phát do người dân sinh sống quanh khu vực cũng như các thương lái kinh doanh tại chợ ở Sì Choang, xã Vàng Ma Chải tự ý mang ra đổ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trước hết là lượng rác thải ra hàng ngày nhiều trong khi xã quy hoạch bãi đổ rác là khu đất nương xa dân cư thuộc bản Sì Choang (cách trung tâm xã 1km). Khu đất này chưa có đường vào và đất vẫn có 3 hộ dân canh tác, xã chưa có kinh phí hỗ trợ để người dân chuyển ra chỗ khác canh tác. Do đó, người dân tự ý mang rác ra khu vực gần đường tỉnh 132 để đổ. 

Chị Tẩn Lở Mẩy ở bản Sì Choang, xã Vàng Ma Chải thẳng thắn thừa nhận: “Gia đình tôi sinh sống và kinh doanh tại chợ ở Sì Choang 4 năm nay, biết việc đổ rác ra gần đường tỉnh 132 sẽ gây ô nhiễm môi trường song vì không có chỗ đổ rác nên tôi vẫn phải ra đó để đổ”. 

Ông Chẻo Lao U, Phó Chủ tịch UBND xã Vàng Ma Chải cho biết: “Xã gặp khó khăn về xử lý rác thải nhiều nhất là từ năm 2018 trở lại đây khi số lượng người dân ngày một tăng. Trong xã có chợ phiên Sì Choang họp vào thứ 6 hàng tuần - là nơi kinh doanh, buôn bán của bà con địa phương và nhiều thương lái ở các xã lân cận như: Sì Lở Lầu, Mồ Sì San, Pa Vây Sử, Dào San… Đây là yếu tố thúc đẩy kinh tế phát triển, giúp bà con tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống nhưng cũng là nguyên nhân khiến lượng rác thải ra ngày một nhiều”.

Ông Lê Hữu Hồng, Trưởng Phòng TN&MT huyện Phong Thổ cho biết: Bãi rác tự phát do người dân sinh sống quanh khu vực cũng như các thương lái kinh doanh tại chợ ở Sì Choang tự ý mang ra đổ. Ngay khi nắm được việc này, xã Vàng Ma Chải đã cho xử lý.

Được biết, để giải quyết vấn đề nói trên, cán bộ xã đã tuyên truyền, vận động Nhân dân khi đi chợ sử dụng làn, lù cở (gùi) để xách đồ, hạn chế việc sử dụng túi nilon. Trước khi đi đổ rác phải phân loại cụ thể, có cách xử lý phù hợp, giảm tác động đến môi trường. Đồng thời, xã phát động các hoạt động tổng vệ sinh môi trường, thu gom xử lý rác thải nhân ngày môi trường thế giới, các dịp lễ, tết. Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên là lực lượng nòng cốt huy động đoàn viên, hội viên thường xuyên vệ sinh đường làng ngõ bản, bãi rác. Trước và sau mỗi phiên chợ, xã đều cử lực lượng ra thu gom, xử lý. 

Rác thải không được xử lý dứt điểm sẽ gây ô nhiễm môi trường, làm mất mỹ quan nông thôn mà còn tăng nguy cơ dịch bệnh. Chính vì vậy thời gian tới, xã Vàng Ma Chải sẽ tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân. Về lâu dài, xã mong muốn cấp trên quan tâm bố trí kinh phí để xã xây dựng lò đốt rác và trong giai đoạn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2025-2030 có kinh phí để chi trả cho người dân có nương chuyển ra khu vực khác canh tác để bãi rác đã quy hoạch đi vào hoạt động. Mong rằng với nỗ lực của cấp ủy chính quyền địa phương và sự quan tâm của cấp trên, Vàng Ma Chải sớm giải quyết được bài toán rác thải, trả lại sự trong lành cho môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.

Một thực tế là có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thu gom và xử lý rác thải tại nông thôn gặp nhiều khó khăn, nhưng chủ yếu là do nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, ý thức về bảo vệ môi trường trong sinh hoạt, sản xuất của người dân chưa cao. Cùng đó, với các bản, xã còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng; chưa đầu tư, bố trí quy hoạch xây dựng các khu vực đổ và xử lý rác tập trung, phương tiện thu gom rác trong khi nhu cầu xử lý rác thải ngày càng lớn. 

 

 

Thiên Trường

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline