Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 00:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

Cần sớm có giải pháp cho dự án mỏ sắt Thạch Khê

Thứ ba, 21/06/2022 10:06

TMO - Sau hơn 10 năm ngừng các hoạt động thăm dò, khai thác, đến nay, số phận của Dự án mỏ sắt Thạch Khê tại Hà Tĩnh vẫn chưa thể định đoạt, nhiều hệ lụy từ dự án này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người dân nơi đây.

Hơn 10 năm qua, hàng ngàn hộ dân trên địa bàn 5 xã ven biển huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đang trong tình cảnh sống dở chết dở vì dự án mỏ sắt Thạch Khê. Cùng với đó, hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc tại dự án cũng bị hư hỏng, hoen gỉ rất lãng phí. Hàng trăm công nhân cũng bị mất việc làm.

Giờ đây, số phận của dự án mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này vẫn chưa được định đoạt, người dân đang mong chờ vào những giải pháp kịp thời nhằm sớm chấm dứt thực trạng “đi không được, ở không xong” như hiện nay.

Khu vực moong mỏ của dự án mỏ sắt Thạch Khê bị bỏ hoang hơn 10 năm nay

Đi không được, ở không xong

Dự án Khai thác và Tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh), có trữ lượng 544 triệu tấn được Chính phủ cấp phép khai thác vào năm 2007 và bắt đầu triển khai từ năm 2009 với kỳ vọng sẽ thúc đẩy phát triển kinh tế tại địa phương.

Tuy nhiên, đến tháng 11/2011, dự án phải tạm dừng để thẩm định lại thiết kế kỹ thuật, đánh giá tác động và tái cơ cấu cổ đông. Từ đó đến nay, số phận của dự án mỏ sắt vẫn chưa được định đoạt, khiến người dân ở trong vùng mỏ sắt rơi vào tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan” suốt nhiều năm qua.

Có mặt tại dự án mỏ sắt được kỳ vọng này, có thể thấy rõ tình trạng nhà cửa xập xệ, xuống cấp nghiêm trọng, nhưng đa phần các hộ dân không thể xây mới hay cơi nới, phải sống chung trong một căn nhà chật hẹp.

Vợ chồng chị Nguyễn Thị Hoan (thôn Đại Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) đang phải sống chung nhà với bố mẹ chồng vì không được cấp đất ở 

“Chồng tôi là con đầu, sau còn có 2 em trai cũng đã lập gia đình. Suốt nhiều năm nay, gia đình tôi và vợ chồng của 2 người em chung sống với nhau trong cùng một mái nhà của bố mẹ chồng. Vì không còn cách nào khác nên chúng tôi đành phải cam chịu sống trong cảnh chật hẹp, bất tiện về mọi thứ”, chị Nguyễn Thị Hoan (thôn Đại Hải, xã Thạch Hải, huyện Thạch Hà) than thở.

Theo chị Hoan, gần 10 năm qua, kể ngày cưới nhau, vợ chồng chị Hoan phải ở chung nhà với bố mẹ chồng vì không được tách hộ, cấp đất để ra ở riêng do nằm trong vùng dự án khai thác mỏ sắt. Đến nay, cả gia đình gồm 3 thế hệ với 12 thành viên đang phải sinh hoạt trong một ngôi nhà có diện tích hơn 100 m2, vô cùng chật hẹp.

Ông Bùi Đình Lâm, Chủ tịch UBND xã Thạch Hải cho biết, do nằm trong vùng của dự án “treo” nên người dân địa phương khốn khổ trăm bề. Nhiều hộ dân trong xã có ruộng đất sản xuất nằm trong moong mỏ dự án mỏ sắt bị thu hồi nên mất việc làm, phải tha hương kiếm sống. Cơ sở hạ tầng và nhà dân không được xây dựng, sửa chữa nên ngày càng xuống cấp. Như trụ sở của xã, mặc dù bị hư hỏng nhưng vẫn không được xây mới. Đáng nói, trung bình mỗi năm xã có từ 60 - 75 cặp thanh niên đăng ký kết hôn nhưng không được cấp đất ở. Bên cạnh đó, sống ở đây, người dân còn phải chịu cảnh nước ngầm bị nhiễm phèn do việc khai thác của dự án mỏ sắt.

“Đến năm 2015 tỉnh mới cho xã chúng tôi làm nông thôn mới để sửa sang cơ sở hạ tầng, nhưng việc đầu tư với quy mô rất nhỏ nên không đáp ứng được tiêu chuẩn. Cơ bản là chỉ giúp địa phương và nhân dân bớt khổ đi một chút. Hiện nay, xã chúng tôi vẫn còn 7,3% hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 43 triệu đồng/người/năm. Đạt được mức thu nhập như vậy là nhờ có con em đi xuất khẩu lao động nước ngoài, chứ ở quê thì bấp bênh lắm vì không biết làm gì”, ông Lâm nói.

Cũng theo ông Lâm, người dân và chính quyền xã Thạch Hải mong muốn dừng hẳn việc khai thác mỏ sắt Thạch Khê. Bởi một dự án đã đình trệ hơn 10 năm khiến nhân dân phải “sống dở chết dở” vì vướng quy hoạch treo quá dài.

Nhiều hệ lụy ảnh hưởng đến môi trường

Liên quan đến dự án mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này, mới đây, trong chuyến công tác tại tỉnh Hà Tĩnh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và phái đoàn đã tới khảo sát thực trạng mỏ sắt Thạch Khê. Thủ tướng yêu cầu phải đánh giá tổng thể về các vấn đề kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân, bảo đảm môi trường…cả trước mắt và lâu dài trên cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn, cơ sở lòng dân, lắng nghe ý kiến các chủ thể liên quan, các nhà khoa học và người dân, đưa ra các kết luận chính xác, lựa chọn phương án phù hợp, khả thi nhất, có lợi nhất, nhanh chóng có quyết sách, khẩn trương tháo gỡ các vướng mắc, giải quyết dứt điểm các vấn đề liên quan.

Cổng chính vào công trường khai thác mỏ sắt bị khóa chặt nhiều năm nay 

Về vấn đề này, lãnh đạo các cấp chính quyền Hà Tĩnh vẫn giữ nguyên quan điểm là dừng khai thác mỏ sắt mặc dù Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam đầu năm 2022 đề xuất Chính phủ cho khai thác lại mỏ sắt. Lo ngại dự án có nguy cơ gây ra sự suy giảm, thậm chí cạn kiệt nước ngầm, gây xâm nhập mặn, hoang mạc hóa, sạt lở đất…

Trả lời Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường, một lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh cho biết, tỉnh không đồng tình và đề nghị chấm dứt dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê là do những yếu tố khách quan, yếu tố khoa học kỷ thuật chưa đảm bảo. Bên cạnh đó, vị trí của mỏ sắt Thạch Khê quá gần bờ biển, đang chủ yếu là khai thác thô, chưa có yếu tố khoa học công nghệ vào khai thác, nếu sử dụng công nghệ xử lý nước thải không đảm bảo thì chắc chắn sẽ gây ra nhiều hệ lụy về môi trường. Đặc biệt, việc khai thác với độ sâu âm 550 m trong thời gian 52 năm sẽ gây tụt mạch nước ngầm. 

“Tỉnh đề nghị vì trách nhiệm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, trên cơ sở nhận thấy rằng người dân vùng ảnh hưởng của dự án có những phản ánh, đợt trước mới đào sâu 34m đã tụt hết mạch nước ngầm, giờ nếu đào sâu 550m và đến 7000 hộ dân, 27000 nhân khẩu tái định cư thì sẽ xẩy ra bao nhiêu hệ lụy”, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh thông tin.

Theo vị lãnh đạo này, khu vực có dự án mỏ sắt Thạch Khê nằm ở gần biển nên có lợi thế rất lớn để thực hiện du lịch, dịch vụ, nếu khai thác mỏ sắt Thạch Khê theo như đề án của Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam thì hệ thống nước thải, hệ thống cát chỉ đào từ dưới lên chủ yếu san ra biển, chẵng những ảnh hưởng đến Hà Tĩnh và còn ảnh hưởng đến nhiều tỉnh thành khác.

Đến nay, sau hơn 10 năm dừng các hoạt động khai thác, nhiều hệ lụy từ dự án mỏ sắt Thạch Khê đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của hàng ngàn hộ dân năm trong vùng dự án, chính quyền và người dân Hà Tĩnh đang rất mong chờ vào những giải pháp sát đúng, kịp thời của Chính phủ nhằm sớm chấm dứt thực trạng như hiện nay.

 

Ngọc Ấn

(Phóng viên khu vực Bắc miền Trung)

 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khảo sát thực trạng mỏ sắt Thạch Khê

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline