Hotline: 0941068156

Thứ bảy, 27/07/2024 12:07

Tin nóng

Hà Nội cấm nhiều tuyến đường phục vụ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Bão giật cấp 13 đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ gây mưa lớn kéo dài

Ứng phó bão số 2: Sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Hơn 40 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Hàng trăm tác phẩm tham dự Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam quyết tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2024

Nhiều khả năng xuất hiện bão, áp thấp nhiệt đới trong tháng 7

GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 6,42% so cùng kỳ

Việt Nam mong muốn đẩy mạnh hợp tác phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược

Bảo đảm cung ứng đủ điện, xăng dầu trong mọi tình huống

Tổng thống Putin: Việt Nam là bạn, đối tác tin cậy của Liên bang Nga

Việt – Nga: Dầu khí - năng lượng là trụ cột quan trọng trong hợp tác kinh tế

Thêm 6 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Sơ kết Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam 2024

Phóng viên, Nhà báo cần đổi mới tư duy, sáng tạo linh hoạt trong bối cảnh chuyển đổi số báo chí

Thanh Oai (Hà Nội): Thêm 2 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

VACNE: Cơ bản hoàn thành cuốn sách “Tài nguyên thiên nhiên – nền tảng chuyển đổi xanh”

Trên 30 cây cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Ứng phó mưa lũ: Rà soát, sơ tán người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm

Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường trả lời nhiều vấn đề đang được cử tri quan tâm

Thứ bảy, 27/07/2024

Cần quy định rõ và minh bạch việc tận thu khoáng sản trong hoạt động nạo vét thủy nội địa

Thứ sáu, 29/03/2024 11:03

TMO – Chính phủ yêu cầu rà soát kỹ việc phân cấp cho địa phương bảo đảm nguyên tắc thống nhất công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa từ trung ương đến địa phương, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan; không để trống pháp lý hoặc làm gián đoạn, ảnh hưởng tới hoạt động hàng hải, đường thủy nội địa.

Tại Thông báo về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà trong cuộc họp về rà soát, hoàn thiện dự thảo Nghị định quản lý hoạt động nạo vét vùng cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã giao Bộ Giao thông vận tải tiếp tục nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến các đại biểu tại cuộc họp, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan để chỉnh lý, bổ sung, hoàn thiện dự thảo Nghị định. Phải rà soát kỹ việc phân cấp cho địa phương bảo đảm nguyên tắc thống nhất công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hàng hải và đường thủy nội địa từ trung ương đến địa phương, tuân thủ các quy định pháp luật liên quan; không để trống pháp lý hoặc làm gián đoạn, ảnh hưởng tới hoạt động hàng hải, đường thủy nội địa.

Đồng thời, rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy định để khuyến khích, thu hút tối đa nguồn lực xã hội, các nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện công tác nạo vét và công tác quản lý vận hành luồng hàng hải, đường thủy nội địa (doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về hiệu quả tài chính, kinh tế...), cơ quan quản lý nhà nước kiểm soát về quy hoạch, kế hoạch, chuẩn tắc, thông số kỹ thuật luồng, công tác bảo đảm an toàn, tài nguyên khoáng sản, môi trường.

(Ảnh minh họa)

Việc lựa chọn nhà đầu tư mục đích chính là thực hiện công tác nạo vét, duy tu luồng hàng hải, đường thủy nội địa. Do vậy, cần thiết phải quy định rõ ràng, minh bạch và kiểm soát việc tận thu các sản phẩm (cát, sỏi, khoáng sản…) từ hoạt động nạo vét để đảm bảo hiệu quả chung, tránh việc lạm dụng chính sách gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh, an toàn, môi trường, cảnh quan.

Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu ý kiến của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng để chỉnh lý, bổ sung quy định theo hướng vừa bảo đảm nguyên tắc áp dụng chung cho hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển, vùng nước đường thủy nội địa nói chung và có quy định đặc thù đối với hoạt động nạo vét phục vụ mục đích quân sự, quốc phòng. Đồng thời, tiếp thu ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường về tuân thủ quy định nhận chìm chất nạo vét ở biển; yêu cầu về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; yêu cầu đối với các hoạt động trong hành lang bảo vệ nguồn nước; quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với quy hoạch, bố trí khu vực nhận chìm ở biển, khu vực đổ chất nạo vét trên bờ.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải nghiên cứu ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về: tiêu chí, điều kiện để cơ quan có thẩm quyền xem xét chấp thuận tổ chức, doanh nghiệp được thực hiện nạo vét luồng hàng hải công cộng, luồng đường thủy nội địa bằng nguồn vốn do doanh nghiệp tự huy động, trường hợp doanh nghiệp đề xuất thực hiện nạo vét luồng hàng hải công cộng cùng với đầu tư xây dựng cảng biển; quy định về việc sử dụng nguồn vốn hợp pháp ngoài ngân sách.

Theo Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Bộ GTVT công bố: Đường thủy nội địa của Việt Nam được quy hoạch 9 hành lang vận tải thủy; 55 tuyến vận tải chính trên 140 sông, kênh với tổng chiều dài khoảng 7.300 km (trong đó khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000 km). Nhu cầu vốn đầu tư hạ tầng đường thủy đến năm 2030 dự kiến khoảng 157.533 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn ngân sách nhà nước khoảng 28.919 tỷ đồng, tập trung đầu tư cho luồng tuyến; vốn ngoài ngân sách Nhà nước và các nguồn vốn khác khoảng 128.614 tỷ đồng, đầu tư cho cảng bến… Về kết cấu hạ tầng, đến năm 2030 cải tạo nâng cấp các tuyến chính có mật độ vận tải cao, đáp ứng chạy tàu 24/24 giờ; phấn đấu tổng chiều dài các tuyến khai thác đồng bộ theo cấp kỹ thuật đạt khoảng 5.000km. Tầm nhìn đến năm 2050, hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa hiện đại, đồng bộ, an toàn, có chất lượng dịch vụ vận tải cao, giảm chi phí logistics./.

 

 

BÙI HOÀNG

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline