Hotline: 0941068156

Thứ hai, 06/05/2024 16:05

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ hai, 06/05/2024

Cần bao nhiêu kinh phí để “giám định” chủng loại gỗ liên quan đến vụ phá rừng nghiêm trọng?

Chủ nhật, 26/12/2021 11:12

TMO - Liên quan đến vụ phá hoại rừng đặc dụng, cơ quan chức năng cho biết đang cần khoản kinh phí để phục vụ công tác điều tra, khởi tố vụ án.

Theo Hạt Kiểm lâm huyện Hướng Hóa (Quảng Trị), trong mức kinh phí gần 400 triệu đồng, một phần của số kinh phí này sẽ dùng vào việc khám nghiệm hiện trường và trưng cầu giám định, phần còn lại sẽ dùng vào việc giám định mẫu gỗ. Đơn vị này đã có văn bản gửi huyện Hướng Hóa đề nghị cấp kinh phí.

Cũng theo Hạt Kiểm lâm Hướng Hóa, sau khi được cấp kinh phí, đơn vị dự kiến sẽ lấy khoảng 50 mẫu gỗ để giám định tên, chủng loại, nhóm gỗ để xác định giá trị quý hiếm của gỗ.

Một trong nhiều cây cổ thụ bị đốn hạ trong rừng đặc dụng bắc Hướng Hóa (Quảng Trị).

Theo lãnh đạo huyện này, sau khi cân đối nguồn ngân sách, huyện đồng ý hỗ trợ kinh phí cho hoạt động khám nghiệm hiện trường và trưng cầu giám định với mức kinh phí khoảng trên 100 triệu đồng, số kinh phí còn lại, huyện đề xuất UBND tỉnh và Sở Tài chính xem xét hỗ trợ.

Trước đó, gần 90 cây cổ thụ có đường kính thân khoảng 90 cm, cao trên 30 m nằm trong rừng đặc dụng bắc Hướng Hóa (Quảng Trị) bị đốn hạ. Ước tính khối lượng gỗ bị đốn hạ khoảng gần 80 m3.

Đây là vụ phá rừng có tính chất rất nghiêm trọng trong Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hóa , Hạt Kiểm lâm huyện Hương Hóa đã thực hiện 8 đợt kiểm tra hiện trường và ghi nhận số gỗ bị phá trên. Hiện lực lượng chức năng đang phối hợp điều tra làm rõ. Đồng thời lập nhiều chốt chặn ở đường vào rừng tại thôn Cát, Trỉa (xã Hướng Sơn) để ngăn chặn phá rừng.

Khu bảo tồn thiên nhiên bắc Hướng Hóa có diện tích tự nhiên 23.500 ha, là khu vực có tính đa dạng sinh học cao, có vai trò quan trọng trong phòng hộ đầu nguồn, điều tiết nguồn nước và bảo vệ môi trường.

 

 

Lê Hoàng

Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường đang thực hiện Ký sự nhiều kỳ “Rừng và những giọt nước mắt”, kính mời quý bạn đọc theo dõi.

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline