Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 28/04/2024 02:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 28/04/2024

Cà Mau nỗ lực khắc phục tình trạng sụt lún, sạt lở đất

Thứ sáu, 01/03/2024 07:03

TMO - Mặc dù mới bước vào mùa khô được 2 tháng, song nhiều tuyến đường tại huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đã xảy ra hư hỏng bởi sụt lún, sạt lở đất. Chính quyền và nhân dân địa phương đang nỗ lực khắc phục để giảm thiểu thấp nhất thiệt hại. 

Thông tin từ UBND huyện Trần Văn Thời cho biết, tình trạng sụt lún, sạt lở đất trên địa bàn huyện Trần Văn Thời tiếp tục diễn biến phức tạp. Chỉ trong vòng 4 ngày gần đây đã liên tiếp xảy ra gần 100 vị trí sụt lún, sạt lở với tổng chiều dài hàng nghìn mét, gây thiệt hại lớn về tài sản Nhà nước, ảnh hưởng lớn đến việc đi lại của người dân trên địa bàn.

Theo số liệu cập nhật mới nhất từ UBND huyện Trần Văn Thời cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay, 9 xã, thị trấn trên địa bàn huyện này đã xảy ra 407 vị trí sụt lún, sạt lở đất với tổng chiều dài hơn 10.600m, làm hư hỏng hơn 7.700m lộ bê-tông và một số hạ tầng nông thôn khác do Nhà nước đầu tư, thiệt hại ước tính ban đầu hơn 13,7 tỷ đồng.

Một điểm sụt lún đất dài gần 40 m tại kênh Quảng Hảo, thuộc ấp Bình Minh 2, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời. Ảnh: GB. 

Trước tình hình này, các cấp chính quyền và nhân dân địa phương đã chủ động nhiều giải pháp để khắc phục và hạn chế thấp nhất tình trạng sạt lở, sụt lún có thể xảy ra tiếp theo. Tính đến chiều 29/2, toàn huyện Trần Văn Thời đã hoàn thành xong việc lắp đặt biển báo hạ tải trọng các tuyến đường mặt lộ từ 2,5 – 3m tại các xã, thị trấn; các vị trí sạt lở, sụt lún đất cũng được giăng dây và cắm biển cảnh báo.

Bên cạnh đó, lưc lượng chức năng các xã, thị trấn tại vùng ngọt Trần Văn Thời phối hợp với người dân địa phương tiến hành cắt tỉa cành, nhánh của gần 2.900 cây có nguy cơ bị đổ ngã, gây sạt lở, sụt lún tại các tuyến đường với tổng chiều dài gần 140km; gia cố bằng kè, xịa, cây chống và khắc phục sạt lở, sụt lún được gần 5km; di dời hàng chục điểm tập kết vật liệu xây dựng, cừ, tràm ven tuyến kênh, rạch.

Tại xã Trần Hợi đã xảy ra 42 vị trí sạt lở đất, sụt lún với tổng chiều dài trên 1,5 km, địa phương này đã và đang triển khai công tác khắc phục tình trạng trên. Xã tổ chức lực lượng ra quân cắt tỉa cành cây ven theo các tuyến kênh với số lượng gần 1.100 cây; cắm 18 bảng, biển cảnh báo nguy cơ sạt lở trên tuyến lộ nhựa để xe tải lưu thông lệch về hướng phía trên bờ nhằm giảm tải trọng mé bờ kênh; làm đường dẫn lưu thông tạm đối với vị trí sụp gãy lộ. Ngay sau khi bắt đầu xuất hiện hiện tượng sụt lún, sạt lở trên địa bàn, thực hiện chỉ đạo của huyện, khoảng 1 tuần nay, xã đã chỉ đạo lực lượng xã đội, dân quân tự vệ, đoàn thanh niên xã, cán bộ dân chánh ấp và huy động nhân dân cùng thực hiện công tác khắc phục các điểm sụt lún; đồng thời ra quân cắt tỉa cây, giảm tải trọng những tuyến đường có nguy cơ sụt lún.

Xã Khánh Hải là một trong những địa phương chịu ảnh hưởng nặng nề của tình trạng sụt lún, sạt lở trên địa bàn huyện. Đến thời điểm này, toàn xã ghi nhận 177 điểm sụt lún, sạt lở với tổng chiều dài gần 5 km; trong đó, làm hư hỏng hoàn toàn 303 m mặt lộ 3m (13 điểm) và 391 m mặt lộ 1,5 m (16 điểm), còn lại ảnh hưởng đến chân lộ. Đến nay xã đã kè xịa cây đảm bảo xe 2 bánh lưu thông, giảm thiểu hư hỏng nghiêm trọng lộ được 25 điểm với tổng chiều dài 683 m; đồng thời huy động toàn bộ lực lượng cắt tỉa cây trên tuyến lộ nhựa về trung tâm xã (đoạn từ vàm Trùm Thuật đến Khu di tích Bác Ba Phi) dài 8,9 km.

Các địa phương tiến hành công tác khắc phục các điểm sụt lún. Ảnh: GB. 

Ngành chức năng địa phương nhận định nắng hạn gay gắt khiến nước bốc hơi nhanh, cộng với việc bơm tát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân đã làm cho hầu hết các tuyến kênh, rạch vùng ngọt của địa phương nhanh chóng bị khô cạn. Trong khi cao độ đáy kênh sâu, chênh lệch độ cao giữa mặt đường và mực nước rất lớn, làm mất phản áp. Đó cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất tại huyện Trần Văn Thời trong thời gian gần đây.

Để ứng phó trước tình trạng trên, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền tỉnh Cà Mau sau khi khảo sát thực tế đã chỉ đạo chính quyền huyện Trần Văn Thời tăng cường các biện pháp phòng, chống sạt lở, sụt lún đất, bảo vệ các công trình xây dựng và kết cấu hạ tầng giao thông. Thực hiện chỉ đạo của tỉnh, Ban Thường vụ Huyện ủy Trần Văn Thời ban hành Chỉ thị số 09 về tăng cường các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả do hạn hán, xem đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, cấp bách trong những tháng mùa khô.

Giải pháp tạm thời nhằm giảm thiểu tình trạng sụt lún, sạt lở được đưa ra như: Theo dõi việc bơm nước phục vụ sản xuất của người dân, không để bơm nước tràn lan làm khô cạn kênh mương, gây thiệt hại. Quản lý chặt chẽ các phương tiện nạo vét, múc kênh, rạch, không để các phương tiện thực hiện khi chưa được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.Hạ tải một số tuyến đường có nguy cơ cao xảy ra sụt lún, sạt lở. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người dân chủ động, tự giác tham gia phòng, chống sạt lở, sụt lún, bảo vệ các công trình kết cấu hạ tầng…

Trước đó, vào mùa khô 2016 và 2020, toàn huyện này xảy ra gần 1.500 vụ sụt lún, sạt lở đất với tổng chiều dài hơn 70km, làm hư hỏng nhiều tuyến lộ nhựa, lộ bê-tông và nhà dân, tổng thiệt hại về tài sản gần 140 tỷ đồng. Đó là chưa tính thiệt hại về cây trồng, vật nuôi do năng suất giảm.

 

 

Nguyễn Mai 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline