Hotline: 0941068156

Thứ ba, 30/04/2024 06:04

Tin nóng

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây Di sản - Báu vật nghìn năm tuổi giữa núi rừng Na Hang

Hàng trăm cây cổ thụ ở Lạng Sơn được công nhận quần thể Cây Di sản Việt Nam

Tuyên Quang: 2 nghiến cổ thụ hơn 1.000 năm được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ ba, 30/04/2024

Bố trí nguồn vốn cho phòng, chống sạt lở khu vực ĐBSCL

Thứ sáu, 06/10/2023 08:10

TMO - Tình trạng sạt lở hệ thống sông rạch, xói lở bờ biển đang diễn ra trên hầu hết các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) với mức độ ngày càng trầm trọng và phức tạp hơn, gia tăng cả về phạm vi và cường độ. Trước thực trạng này, Chính phủ đã có những chỉ đạo về việc bố trí vốn cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. 

Đến hết tháng 8/2023, trên địa bàn 13 tỉnh khu vực ĐBSCL có tổng 596 vị trí sạt lở bờ sông, bờ biển với chiều dài hơn 804.4 km (bờ sông 548 điểm/ 582.7 km, bờ biển là 48 điểm/221.7 km). Tổng số điểm sạt lở của 3 tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Tiền Giang chiếm gần 30% trên tổng số điểm sạt lở thống kê được tại 13 tỉnh ĐBSCL.

Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, ĐBSCL là một trong những đồng bằng phù sa non trẻ nhất trên thế giới. Vì vậy, sự ổn định của nền địa chất rất hạn chế. Tầng đất mặt chủ yếu là đất phù sa dạng mùn, được hình thành từ lớp thực bì rất dày bị phân hủy. Ở các khu vực ven sông là dải phù sa ngọt tơi xốp trong khi càng ra phía biển là vùng đất giồng, cấu tạo chủ yếu là đất cát pha với độ kết dính giảm dần. Chính vì đặc tính như trên nên nhìn chung, khả năng tan rã tự nhiên của tầng đất mặt ở ĐBSCL rất cao, độ cố kết và đàn hồi chịu đựng trước tác động của dòng chảy là rất hạn chế.

Gia tăng mức độ nghiêm trọng của tình trạng sạt lở bờ sông đòi hỏi các tỉnh, thành phố tại khu vực ĐBSCL cần triển khai các dự án phòng, chống sạt lở cấp bách. Ảnh: CM. 

Bên cạnh đó, sự ấm lên toàn cầu làm mực nước biển dâng trong khi nhiệt độ gia tăng lại khiến cho các dòng hải lưu bị biến đổi về phạm vi và cường độ di chuyển. Sự gia tăng lưu lượng nước biển do băng tan đã làm gia tăng lưu lượng và năng lượng dòng triều tác động vào bờ biển khi di chuyển. Trong bối cảnh này, sự tiếp xúc của các dòng hải lưu ven bờ tất yếu tạo ra những áp lực lớn vào thành bờ đưa đến sự bào mòn với quy mô lớn.

Vì vậy, đặc điểm địa chất non trẻ và đường bờ biển lồi lõm theo hướng đi của dòng biển, đã lý giải vùng cửa sông và ven biển từ Tiền Giang đến Mũi Cà Mau là nơi xâm thực của sóng biển. Ngoài ra, vấn đề khai thác cát quá mức trên các dòng sông có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sạt lở đất trên hệ thống sông, biển. Thực trạng này cho thấy, việc kịp thời xử lý, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển tại một số địa phương khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long do ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu gây ra nhằm đảm bảo toàn tính mạng và tài sản của nhân dân là cần thiết và cấp bách.

Chủ trì cuộc họp với các bộ liên quan về phương án bố trí nguồn vốn dự phòng ngân sách Trung ương năm 2023 cho các dự án phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển các địa phương vùng Đồng bằng Sông Cửu Long do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng, tác động của môi trường, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến công tác phòng, chống, khắc phục thiên tai nói chung, trong đó có sạt lở bờ sông, bờ biển, mưa lũ...

Đối với khu vực ngoài đồng bằng sông Cửu Long, Phó Thủ tướng đề nghị, các Bộ, ngành liên quan sớm rà soát, xác định hậu quả của sạt lở bờ sông, bờ biển, lở núi, ảnh hưởng tới giao thông, báo cáo Thủ tướng Chính phủ sử dụng các nguồn hợp pháp để xử lý, khắc phục hậu quả, hỗ trợ sản xuất kinh doanh và đảm bảo đời sống người dân. Đối với khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Thủ tướng đã chỉ đạo theo góp ý của các cơ quan Quốc hội là phải sử dụng nguồn dự phòng.

Trên cơ sở đề xuất của các Bộ, vừa qua, Thủ tướng đã đi kiểm tra 8 địa phương và chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đi kiểm tra 5 địa phương. Việc kịp thời xử lý, khắc phục sạt lở bờ sông, bờ biển vùng đồng bằng Sông Cửu Long do ảnh hưởng của thiên tai, đảm bảo toàn tính mạng và tài sản của nhân dân là cần thiết và cấp bách, đã được lãnh đạo Chính phủ chỉ đạo tại nhiều văn bản.

Việc bố trí, sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho các dự án phòng, chống sạt lở khu vực này đang được đẩy mạnh triển khai. 

Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thống nhất về danh mục dự án. Phó Thủ tướng yêu cầu hai Bộ phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan sớm hoàn thiện phương án hỗ trợ, mức vốn hỗ trợ cụ thể cho các dự án, thực hiện đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; đáp ứng quy định về đối tượng, điều kiện sử dụng dự phòng ngân sách trung ương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các quy định của pháp luật về đầu tư công và các quy định khác có liên quan.

Việc bố trí vốn phải bảo đảm kịp thời, hiệu quả, tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực. Các dự án phải đáp ứng yêu cầu là dự án cấp bách, đảm bảo quy định là đã sử dụng nguồn dự phòng của địa phương nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, cần có sự hỗ trợ từ nguồn dự phòng ngân sách địa phương. Trên cơ sở ý kiến của 13 địa phương và các bộ, ngành, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ về tổng nguồn là bổ sung 4.000 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 để hỗ trợ cho 13 địa phương.

Hiện, 13 địa phương có văn bản khẳng định tính khẩn cấp, cấp bách và xếp thứ tự ưu tiên, cam kết hoàn thiện thủ tục đầu tư, thực hiện giải ngân nguồn vốn dự phòng ngân sách trung ương năm 2023 theo đúng thời gian quy định của Luật Đầu tư công và Luật Ngân sách nhà nước; đồng thời cam kết đã sử dụng ngân sách dự phòng của tỉnh để thực hiện nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu, sẽ đảm bảo hiệu quả của dự án đầu tư. Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ trong ngày 6/10 để bố trí vốn hỗ trợ các địa phương….

Đưa ra giải pháp bảo vệ bờ sông, biển, các chuyên gia cho rằng cần có giải pháp cả về quản lý lẫn về kỹ thuật. Trong đó, các giải pháp về quản lý như: Nâng cao nhận thức cộng đồng; xây dựng cơ chế, chính sách, quy hoạch vùng; quản lý, khai thác rừng ngập mặn Giải pháp kỹ thuật gồm: Nhóm giải pháp công trình cứng và nhóm giải pháp mềm. Trong đó, nhóm giải pháp công trình cứng bao gồm: Kè biển, kè mỏ hàn, đê ngầm phá sóng, kè mỏ hàn kết hợp đê ngầm phá sóng. Nhóm giải pháp mềm bao gồm: Nuôi bãi, trồng rừng ngập mặn, và đụn cát. Trong 1 số trường hợp có thể kết hợp cả 2 nhóm giải pháp. Hiện các nhóm giải pháp đã được thực hiện và đang tiếp tục triển khai trên các khu vực như bờ sông tại Cà Mau, kè bảo vệ bờ tại Vĩnh Hảo – Sóc Trăng; cấu kiện CT1 giảm sóng ở Gò Công –Tiền giang; kè bảo vệ bờ tại Gành Hào – Bạc Liêu,…

Rà soát toàn bộ không gian quy hoạch đô thị, nông thôn có liên quan đến xói lở sông, kênh và bờ biển, theo hướng: Khu vực ven sông lớn, trục chính, từng bước bố trí lại dân cư, có đất cho bãi sông, đường, đê (cho nâng cấp sau này). Quản lý chặt chẽ đất đai, hành lang ven sông, kênh rạch. Chống xâm lấn kênh rạch, đặc biệt nơi có nguy cơ sạt lở, các tuyến tiêu thoát quan trọng. Bên cạnh đó, quản lý các khu vùng đệm đới bờ biển (rừng, hạ tầng); tăng cường giám sát, cảnh báo, di dời dân cư, cần đẩy mạnh nghiên cứu các giải pháp cung cấp cát xây dựng và san lấp, các loại vật liệu thay thế. Ngoài ra, cần tăng cường liên kết vùng trong phòng chống sạt lở. Các quốc gia phải hợp tác chặt chẽ với nhau trong quản lý, khai thác nguồn nước sông Mekong... 

 

 

Đức Tuấn

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline