Hotline: 0941068156

Thứ tư, 05/02/2025 17:02

Tin nóng

Chậm nhất đến năm 2031 phải hoàn thành Nhà máy điện hạt nhân

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giám sát chặt chẽ các địa phương thực hiện có hiệu quả phong trào trồng cây

Hàng nghìn người đi lễ đền Trần ngày Mùng 2 Tết

[Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025] Các địa phương cần tổ chức thiết thực, hiệu quả

Chào năm mới Ất Tỵ 2025

Người dân ùn ùn đổ về trung tâm xem bắn pháo hoa đón Giao thừa

Hà Nội dừng trình diễn drone trong đêm đón Giao thừa Tết Ất Tỵ

Hà Nội tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa đêm Giao thừa

Giấy phép khai thác khoáng sản lòng sông phải thể hiện thời gian được phép hoạt động khai thác

Kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm ATTP dịp Tết Nguyên đán và Lễ hội xuân 2025

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Thứ tư, 05/02/2025

Bảo tồn, phát huy lễ hội dân gian truyền thống ở Thường Tín

Thứ tư, 22/01/2025 13:01

TMO - Mới đây, trong không khí chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhân dân thôn Hướng Xá (xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Lễ Húy nhật Thánh tại đình làng, nơi thờ vị Thành Hoàng Đào Công Thắng.

Huyền tích linh thiêng

Lễ Húy nhật Thánh, hay còn gọi là lễ Giỗ Thánh, là một nghi lễ văn hóa tâm linh, truyền thống của người Việt, nhằm tưởng nhớ những vị Thành Hoàng đã có công khai sinh, phát triển và xây dựng làng xã, đất nước. Trong buổi lễ thường diễn ra các nghi thức cúng tế, hát chầu văn, dâng lễ, dâng hoa, dâng hương,...

Quang cảnh đình làng thôn Hướng Xá (xã Quất Động, huyện Thường Tín, TP. Hà Nội).

Để tưởng nhớ và vinh danh công lao to lớn của các bậc tiền nhân cùng vị khai sáng thôn Hướng Xá, vào sáng 21/1, người dân trong thôn đã long trọng tổ chức Lễ Húy nhật Thánh tại đình làng. 

Đây là sự kiện mang giá trị văn hóa tâm linh sâu sắc, thu hút đông đảo sự quan tâm của bà con, đại diện chính quyền, các tổ chức xã hội, và cả những người con xa quê trở về sum họp.

Thủ từ Hồ Đức Dũng đánh chiêng chính thức khai mạc buổi lễ.

Theo Thủ từ Hồ Đức Dũng (người chịu trách nhiệm trông coi và giữ việc đèn hương ở đình làng), Thành Hoàng Đào Công Thắng là một vị công thần triều Đinh Tiên Hoàng, người có công lớn giúp dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước. Ghi chép của Hàn lâm viện Đông các Đại học sĩ Nguyễn Bính, sự tích của ông được lưu trữ trong "Bách thần" thời Vĩnh Hựu (1735-1740), khẳng định công lao của các vị thần bảo vệ xã tắc.

Ông sinh năm Mậu Dần (918), lớn lên trong gia đình có truyền thống y học, tại thôn Vương Xá, huyện Văn Bản. Tham gia khởi nghĩa cùng Đinh Bộ Lĩnh, ông đã lập nhiều chiến công hiển hách, được phong "Đại vương Lục quốc triệu lễ bộ công". Trải qua nhiều trận đánh, ông mất ngày 22 tháng Chạp tại Hải Dương và được phong là "Thượng đẳng phúc thần vạn cổ".

Sau khi ông qua đời, nhân dân các địa phương đã dựng đình, đền thờ. Hàng năm, vào ngày này, người dân thôn Hướng Xá tụ họp để tưởng niệm và tri ân ông, đồng thời, tạo điều kiện cho các thế hệ bày tỏ lòng yêu nước, củng cố tinh thần đoàn kết và gìn giữ các giá trị truyền thống.

Hiện nay, đình làng Hướng Xá còn lưu giữ 5 sắc phong quý giá từ các triều đại Lê Hiển Tông, Tự Đức, Đồng Khánh, Duy Tân, và một đạo sắc phong không còn ghi rõ tên và niên hiệu bị hư hỏng.

Nghi lễ dâng hương, tôn kính tổ tiên

Vào lúc 7 giờ 30 phút sáng, lễ Húy nhật Thánh tại đình làng Hướng Xá chính thức bắt đầu. Các hoạt động trong lễ hội gồm lễ tế, đọc Thần phả, và các đội dâng hương từ thôn, dòng họ, cùng nhân dân lần lượt vào dâng lên Thành Hoàng.

Sáu lễ vật dâng hương của thôn được thực hiện nghiêm trang. 

Lễ dâng tại thôn bao gồm sáu phần: Dâng đăng (nến), dâng hương, dâng hoa, dâng quả, dâng thực (xôi, bánh,...). Sau khi đoàn dâng hương của thôn hoàn tất, đến lượt các dòng họ trong thôn thực hiện nghi thức. 

Thông tin từ Bí thư thôn, ông Kiều Xuân Tác, địa phương hiện có 14 dòng họ, trong đó, chủ yếu là các dòng họ Đặng, họ Hồ, và họ Kiều. Các dòng họ đã chuẩn bị lễ vật chu đáo như: xôi, rượu, bánh, gạo, quả, hoa, hương, vàng mã, lợn, gà lễ,... lần lượt tiến hành lễ dâng, bái tổ. 

Cuối cùng, nhân dân và các xóm trong thôn cùng nhau dâng lễ vật lên Thành Hoàng, với ước nguyện cầu mong bình an, thịnh vượng và sự phát triển bền vững cho quê hương.

Người dân địa phương thành kính dâng hương. 

Đông đảo người dân tham gia nghi thức dâng hương với lòng thành kính. Cô Nguyễn Thị Pha, 59 tuổi, một người dân sinh sống lâu năm tại địa phương, bày tỏ: “Tham gia dâng hương, tôi cảm thấy tự hào và thành kính. Đây là dịp để góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, đồng thời thể hiện sự gắn kết trong thôn, giúp duy trì phong tục này để truyền dạy cho thế hệ sau”.

“Hôm nay, tôi đã đến từ sớm để thay lễ phục và chuẩn bị mâm lễ. Trước đó, các hội Phụ nữ, hội Cựu chiến binh, hội Nông dân, và đặc biệt là hội người Cao tuổi đã tổ chức trong thôn họp bàn kỹ lưỡng, phối hợp chặt chẽ với lãnh đạo địa phương để đảm bảo công tác chuẩn bị cho nghi lễ dâng hương diễn ra trang nghiêm”, cô Pha chia sẻ thêm.

Dân làng thành kính dâng lễ vật lên Thành Hoàng.

Theo truyền khẩu từ người dân, tại thôn Hướng Xá, lễ tế, dâng hương được tổ chức 4 lần mỗi năm. Trong đó, hai lần nghi lễ diễn ra tại đình vào ngày 2 tháng 2 âm lịch (ngày sinh của Thành Hoàng) và ngày 22 tháng Chạp (ngày hóa của Thành Hoàng). Hai nghi lễ còn lại được tổ chức tại chùa làng, vào ngày rằm tháng Chạp (15/12 âm lịch) và ngày rằm tháng Giêng (15/12 âm lịch).
Gìn giữ và phát triển giá trị văn hóa tâm linh

Từ năm 2023, đình làng Hướng Xá đã được trùng tu toàn diện nhằm bảo tồn không gian linh thiêng và giá trị văn hóa tâm linh. Trong khuôn viên đình thờ, bốn bộ câu đối cổ kính được bố trí tại: chính điện, hậu cung và trần đình. 

Tại chính điện, câu đối khắc trên mặt chính mang dòng chữ "Lược thần chí thiên" (Sách lược tài tình, trí tuệ vô song), thể hiện sự tôn kính đối với các bậc anh hùng. 

Hai bên bàn thờ, sắc đỏ nổi bật với hai câu đối (từ trái sang phải): "Thạch tượng trung linh truyền bảo tự" (Tượng đá linh thiêng, bảo vật truyền lại) và "Huân thần khai quốc lịch Đinh triều" (Công lao các bậc anh hùng khai quốc, lưu danh sử sách triều Đinh). 

Trên hai cột vàng, đôi câu đối khắc ghi (từ trái sang phải): "Kỷ bình Ngô sự sinh vi lượng tướng, tử vi thần" (Sức mạnh của vị tướng dẹp loạn Ngô, khi sống là anh hùng, khi qua đời trở thành linh thần) và "Hoạ động rực Đinh Hoàng công tại hi triều, danh tại sử" (Công đức sáng chói của vua Đinh, được lưu danh sử sách).

Lui vào hậu cung, hai câu đối tiếp tục khẳng định công lao và mưu lược của các vị thần (từ trái sang phải): "Linh trường thử địa linh sơn nhĩ thuỷ kỷ thần công" (Công lao của các vị thần vùng linh sơn nhĩ thuỷ mãi lưu danh) và "Lẫm liệt chấn đương Thiên Ngô hậu Lê Tiền Quang tướng lược" (Mưu lược của tướng quân thời Hậu Ngô – Tiền Lê vang dội sử sách).

Câu đối thứ tư khắc dòng chữ trên trần đình (từ trái sang phải) là "Càn nguyên hanh lợi trinh" (Làm mọi việc bắt đầu đều hanh thông) và "Phú quý thọ khang ninh" (Giàu sang, sống lâu, khỏe mạnh, an lành), thể hiện ước nguyện về cuộc sống hạnh phúc và bình an.

Những câu đối và cả lễ hôi tại đình làng Hướng Xá không chỉ tôn vinh chiến công oanh liệt của các bậc anh hùng mà còn mang ý nghĩa văn hoá tâm linh sâu sắc, khẳng định vai trò quan trọng của di sản văn hóa trong đời sống cộng đồng. Việc bảo tồn di tích này là minh chứng cho sự quan tâm đến giá trị truyền thống, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc trước nguy cơ mai một trong bối cảnh hiện đại./.

 

Thu Hiền - Hương Lam

 

 

 

 


 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline