Hotline: 0941068156

Thứ năm, 12/09/2024 13:09

Tin nóng

Thủ tướng: Đảm bảo an toàn mới cho học sinh đến trường, lưu ý giữ gìn vệ sinh môi trường

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả thiên tai

Chính phủ hỗ trợ khẩn cấp 100 tỷ đồng cho các địa phương khắc phục thiệt hại do bão số 3

Quảng Ninh và Hải Phòng dồn toàn lực ứng phó bão số 3

Xuân Trường (Nam Định): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ động ứng phó hiệu quả thiên tai, dịch bệnh trong các cơ sở giáo dục

[Cập nhật bão số 3] Bão có thể giật trên cấp 17, khu vực miền Bắc sẽ có mưa lớn

Bão giật cấp 14: Các địa phương khẩn trương triển khai phương án ứng phó

Hải Phòng: Cây thị gần 300 năm tuổi được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Nghi Xuân (Hà Tĩnh): Cây muỗm cổ thụ hơn 360 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Thêm 3 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường

Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm 3 Phó Thủ tướng Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026

Quảng Bình: Cây gạo cổ thụ hơn 500 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Tân Sơn (Phú Thọ): Hai cây chò chỉ hơn nghìn năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Hóa: Cây muỗm cổ thụ hơn 400 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hàng nghìn cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính năm 2024

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Đánh giá kỹ tác động của chính sách

Dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản: Nước khoáng, nước nóng thiên nhiên là khoáng sản nằm trong nhóm III

Sạt lở vùng ĐBSCL: Kiên quyết di dời dân ra khỏi vùng nguy cơ cao

Thứ năm, 12/09/2024

Bạc Liêu triển khai các giải pháp ứng phó sạt lở bờ sông, bờ biển

Thứ ba, 03/09/2024 15:09

TMO - UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết, để giảm thiểu các tác động của tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, Bạc Liêu đã đưa ra các giải pháp để phòng, chống và đầu tư xây dựng các công trình phòng, chống sạt lở.

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu, trong 10 năm qua hầu như năm nào trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu cũng xảy ra các vụ sạt lở và sụt lún đất tại các khu vực ven bờ sông và đê biển Đông. Chỉ tính từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn tỉnh xảy ra 38 đợt lún đất, sạt lở bờ sông, bờ biển, với tổng chiều dài gần 3,5km. Các đợt sạt lở đã làm thiệt hại 126 căn nhà, gần 300 căn nhà bị ảnh hưởng, ước tổng kinh phí thiệt hại hơn 23,5 tỷ đồng. 

Riêng năm 2023 đã xảy ra 8 vụ sạt lở, với chiều dài hơn 400m, làm thiệt hại 209 căn nhà và ảnh hưởng đến 99 căn nhà, ước tính thiệt hại hơn 11 tỷ đồng. Các điểm sạt lở nghiêm trọng có thể kể đến như: sạt lở bờ sông tại Công ty Thủy sản Trường Phúc (ấp Canh Điền, xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải); sạt lở bờ sông Gành Hào xảy ra tại Công ty TNHH Dương Lộc Tiến (ấp 4, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải); sạt lở bờ phía Bắc sông Cà Mau - Bạc Liêu thuộc địa bàn xã Tân Phong (TX. Giá Rai)...

Từ đầu năm 2024 đến nay, trên địa bàn TX.Giá Rai, huyện Hồng Dân, huyện Đông Hải và TP. Bạc Liêu cũng liên tiếp xảy ra các đợt lún đất, sạt lở nghiêm trọng. Cụ thể, tại bờ Bắc sông Bạc Liêu - Cà Mau thuộc địa bàn phường Hộ Phòng và xã Tân Phong (TX.Giá Rai), tại nơi sinh sống của 458 hộ dân đã xảy ra sạt lở nhà dân, làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người dân sống tại khu vực này. Tại TP.Bạc Liêu, đoạn bờ sông đường Lê Thị Hồng Gấm thuộc địa bàn khóm 6 (Phường 5) cũng xảy ra sạt lở với chiều dài 870m, không chỉ gây sụt lún mà một số căn nhà còn xuất hiện nhiều vết nứt, vách tường xé, nền hạ bị nghiêng. Có tổng số 43 căn nhà bị ảnh hưởng, trong đó có 10 căn hư hỏng nặng.

Trước tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng do sạt lở, sụt lún đất, tỉnh đã huy động các nguồn lực ứng phó khẩn cấp, khắc phục tạm thời. Ảnh: BLĐ. 

Trước tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng do sạt lở, sụt lún đất, tỉnh đã huy động các nguồn lực ứng phó khẩn cấp, khắc phục tạm thời để duy trì giao thông, bảo vệ tính mạng, tài sản nhân dân và bảo vệ sản xuất. Qua rà soát, các khu vực sạt lở và có nguy cơ sạt lở trên địa bàn tỉnh phát sinh nhiều hơn. UBND tỉnh bổ sung 38 khu vực sạt lở bờ sông và hai khu vực sạt lở bờ biển, với tổng chiều dài 81.500m.

Các khu vực sạt lở bờ sông, gồm các huyện: Vĩnh Lợi (bốn khu vực dài 2.300m), Hòa Bình (hai khu vực dài 250m), Hồng Dân (hai khu vực dài 25.000m), Phước Long (7 khu vực dài 1.150m), Đông Hải (19 khu vực, dài 37.500m), thành phố Bạc Liêu (một khu vực dài 2.000m) và thị xã Giá Rai (ba khu vực dài 5.300m). Và hai khu vực sạt lở bờ biển dài 8.000m, nằm trên địa bàn huyện Hòa Bình.

Đồng thời, UBND tỉnh Bạc Liêu cũng điều chỉnh 9 khu vực sạt lở bờ sông. Cụ thể: thị xã Giá Rai hai khu vực (khu vực 3 và khu vực 4) dài 17.400m; huyện Phước Long 7 khu vực (các khu vực 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35) dài 113.100m. Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu có 77 khu vực sạt lở bờ sông, 6 khu vực sạt lở bờ biển, tỉnh đã xác định 50 danh mục dự án, công trình cần đầu tư đến năm 2030, với tổng nguồn kinh phí dự kiến là 28.000 tỷ đồng...  

Để chủ động phòng chống, hạn chế tối đa thiệt hại, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các sở, ngành, địa phương phải tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền cho nhân dân sống ven sông, ven kênh rạch phải chủ động phòng tránh sạt lở, đặc biệt là không nên lấn chiếm lòng sông để xây dựng các công trình, nhà ở. Bên cạnh đó, các địa phương cần khẩn trương rà soát hết tất cả các điểm có nguy cơ sạt lở để cảnh báo từ sớm cho người dân biết, chủ động phòng chống sạt lở.

Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu các địa phương cần tính đến các khu tái định cư cho người dân vùng sạt lở. Đối với các hộ dân nằm tại vùng nguy hiểm của sạt lở, cần tích cực vận động tuyên truyền hộ dân di dời, kiên quyết không để người dân ở tại các điểm sạt lở này... Lãnh đạo các địa phương phải chủ động, quyết liệt thực hiện trước, tỉnh sẽ hỗ trợ các địa phương trong công tác chống sạt lở 

UBND tỉnh đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét hỗ trợ cho tỉnh Bạc Liêu thực hiện các dự án đầu tư đối với các khu vực sạt lở xung yếu, cấp bách. UBND tỉnh kiến nghị Trung ương xem xét hỗ trợ 3.400 tỷ đồng cho Bạc Liêu để thực hiện 5 dự án cấp bách như kè sông, đê, tái định cư. Đây là 5 dự án tại khu vực sạt lở xung yếu, cấp bách và phòng, chống triều cường, bảo vệ sản xuất với tổng chiều dài gần 80km... nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản và bảo vệ đời sống của người dân bao gồm: Dự án Đoạn kè G6 (điểm đầu tại Rạch Cốc, điểm cuối tại ngã ba sông Gành Hào), huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu. Chiều dài kè 3km, kinh phí dự kiến thực hiện 315 tỷ đồng. Dự án này cần bố trí tái định cư cho 45 hộ dân, ảnh hưởng đến 2 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản (có gần 1.500 lao động tại địa phương).  

Dự án xây dựng kè hai bên bờ kênh 30/4 (đoạn từ cống Nhà Mát đến cầu Út Đen) thuộc phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu). Chiều dài kè 5,2km, kinh phí dự kiến thực hiện 906 tỷ đồng. Khu vực dự án này có hơn 250 hộ dân cần bố trí tái định cư. Dự án xây dựng kè bờ sông Cà Mau - Bạc Liêu (đoạn từ bến xe Hộ Phòng hướng về nhà thờ Tắc Sậy), TX.Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Chiều dài kè 5km, kinh phí dự kiến thực hiện 700 tỷ đồng. Dự án này cần bố trí tái định cư cho 800 hộ dân.

Dự án xây dựng hệ thống đê sông và công trình để phòng chống triều cường cho 5 xã phía Tây của huyện Đông Hải (Hộ Phòng - Tắc Vân - Cái Su - Tắc Vân - Hộ Phòng). Chiều dài đê sông 66km, kinh phí dự kiến thực hiện 1.490 tỷ đồng. Dự án xây dựng kè bảo vệ đoạn đê giáp ranh Sóc Trăng để phòng, chống sạt lở, xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu). Chiều dài tuyến kè 474m, kinh phí dự kiến 25 tỷ đồng.

 

 

Thu Trang 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline