Hotline: 0941068156

Thứ tư, 16/04/2025 03:04

Tin nóng

P4G – Dịp để Việt Nam khẳng định cam kết chuyển đổi xanh, phát triển bền vững

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Những nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc

Trung ương thống nhất cả nước có 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập

Gần 150 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Tây Ban Nha: Hướng đến quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Quảng Nam: Găng néo gần 700 năm tuổi được công nhận Cây di sản Việt Nam

Công trình, nhà ở khu vực vùng núi cần tính toán tác động thiên tai

TP. HCM đón hơn 8 triệu lượt khách du lịch trong 3 tháng đầu năm 2025

Dự kiến trước tháng 6/2025 sẽ thí điểm triển khai sàn giao dịch carbon

Nhiều cổ thụ từ 250 - 800 năm tuổi ở Phú Quốc được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Nhiều dự án bất động sản ở Hà Nội trong diện kiểm toán

Động đất ở Myanmar: Ghi nhận hơn 1.000 người thiệt mạng, thế giới cam kết sát cánh

Việt Nam và Brazil hướng đến mục tiêu kim ngạch thương mại đạt 15 tỷ USD

Động đất 7,7 độ rung chuyển Myanmar, Hà Nội và TP. HCM bị rung lắc

Việt Nam – Brazil: Thúc đẩy hợp tác mạnh mẽ trong các lĩnh vực thế mạnh

Tổng thống Brazil thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam

Việt Nam và Singapore: Nhiều thuận lợi mở rộng hợp tác an ninh lương thực

Hà Nội triển khai quyết liệt các giải pháp chặn gia tăng ô nhiễm

Việt Nam – Singapore: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực then chốt

Thứ tư, 16/04/2025

Australia: Tiêu huỷ hơn 1 triệu con cá hồi

Chủ nhật, 09/03/2025 06:03

TMO - Ảnh hưởng của đợt bùng phát vi khuẩn đã khiến cá hồi bị chết hàng loạt, đồng thời khiến hơn một triệu con cá hồi tại Tasmania (Australia) phải tiêu huỷ. Nguyên nhân chính được xác định là do vi khuẩn Piscirickettsia salmonis.

Thông tin từ Giới chức bang Tasmania xác nhận, tính đến tháng 2/2024, các cơ sở xử lý rác thải ở miền nam bang đã tiếp nhận hơn 5.500 tấn cá hồi chết, tương đương khoảng 1,07 triệu con cá hồi Đại Tây Dương trưởng thành - chiếm khoảng 8% tổng sản lượng hàng năm của bang. Nguyên nhân chính được xác định là do vi khuẩn Piscirickettsia salmonis, vốn đã xuất hiện ở vùng biển đông nam Tasmania từ năm 2021.

Điều kiện thời tiết với nhiệt độ nước biển ấm bất thường trong mùa hè vừa qua cũng khiến tỷ lệ cá chết gia tăng. Bà Cindy Ong, quyền Giám đốc Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Tasmania, nhận định: "Đây là sự kiện cá chết hàng loạt lớn nhất mà chúng tôi từng chứng kiến. Hiện chưa thể xác định khi nào tình trạng này sẽ chấm dứt". Bên cạnh cuộc khủng hoảng môi trường, ngành nuôi cá hồi ở Tasmania còn đối mặt với chỉ trích về vấn đề phúc lợi động vật.

Một đoạn video do tổ chức môi trường Bob Brown Foundation công bố cho thấy hình ảnh nhân viên trang trại cá Huon Aquaculture bơm những con cá hồi còn sống vào bể chứa cá chết và sau đó niêm phong lại. Nhóm bảo vệ môi trường đã lên án hành động này và yêu cầu tổ chức RSPCA (Hiệp hội Hoàng gia bảo vệ động vật) thu hồi chứng nhận đối với Huon Aquaculture.

(Ảnh minh hoạ). 

Ông Alistair Allan, đại diện Bob Brown Foundation, phát biểu: "Nước và bãi biển ngập trong xác cá hồi thối rữa, môi trường đáy biển bị bao phủ bởi bùn lầy, và người dân địa phương đang ngày càng bất bình với việc các tập đoàn lấn chiếm vùng biển của họ". Đáp lại, Huon Aquaculture tuyên bố đang mở cuộc điều tra nội bộ về sự việc và nhấn mạnh những hình ảnh trong video không phản ánh quy trình vận hành tiêu chuẩn của công ty.

Thủ hiến bang Tasmania, Jeremy Rockliff, gọi vụ việc là "đáng lo ngại" và yêu cầu các công ty thủy sản minh bạch với công chúng. Trong khi đó, bà Cindy Ong từ EPA xác nhận một số cơ sở xử lý cá chết đã không tuân thủ quy định và có thể đối mặt với các biện pháp xử lý pháp lý. Tuy nhiên, bà từ chối công bố tên các cơ sở này.

Nghị sĩ đảng Xanh, Vica Bayley, chỉ trích EPA vì "che giấu thông tin" và kêu gọi chính quyền công khai minh bạch về tác động của vụ cá chết hàng loạt. Sự kiện này xảy ra giữa lúc ngành nuôi cá hồi Tasmania đang vấp phải nhiều tranh cãi, đặc biệt là ở vùng Macquarie Harbour, nơi sinh sống duy nhất của loài cá đuối Maugean đang có nguy cơ tuyệt chủng.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese gần đây đã cam kết sẽ bảo vệ ngành công nghiệp nuôi cá hồi trong khu vực, bất chấp cuộc đánh giá pháp lý đang diễn ra về quyết định mở rộng hoạt động từ năm 2012. Tuy nhiên, Thượng nghị sĩ độc lập Jacqui Lambie đã kêu gọi chấm dứt nuôi cá hồi ở Macquarie Harbour để bảo vệ hệ sinh thái.

Việc hơn một triệu con cá hồi tại các trang trại nuôi cá ở Tasmania, Australia, bịchết hàng loạt do đợt bùng phát vi khuẩn đã gây ra một cuộc khủng hoảng chưa từng có đối với ngành công nghiệp này. Cá chết sau đó đã bị tiêu hủy tại các bãi chôn lấp và nhà máy xử lý chất thải.

 

 

Minh Ngọc

 

 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline