Hotline: 0941068156

Thứ ba, 21/01/2025 04:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ ba, 21/01/2025

70 cổ thụ đủ tiêu chuẩn công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thứ bảy, 21/05/2022 14:05

TMO - Hội đồng Cây Di sản Việt Nam vừa họp lấy ý kiến các thành viên Hội đồng về danh sách cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Theo đó, trong tháng 4 và đầu tháng 5/2022, Văn phòng Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã tiếp nhận và chuyển gần 300 hồ sơ đề nghị công nhận Cây Di sản từ các địa phương trên cả nước lên Hội đồng Cây Di sản. Sau thời gian nghiên cứu, phân tích và triển khai các biện pháp thẩm định chuyên môn, 70 cây cổ thụ được Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đánh giá cao, đủ tiêu chuẩn trở thành Cây Di sản Việt Nam. Những cây cổ thụ này chủ yếu ở các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Nghệ An, Đắk Nông, Quảng Nam, Thanh Hoá và Hoà Bình.

Các chuyên gia Hội đồng Cây Di sản Việt Nam đang rà soát danh sách cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn Cây Di sản. 

Theo Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, đợt xét duyệt lần này, tuy có nhiều cây cổ thụ chưa đạt tiêu chuẩn, nhưng các thành viên trong hội đồng đánh giá cao sự quan tâm của các địa trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị cây xanh. Trong số 70 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận lần này, tỉnh Đắk Nông có số lượng cây nhiều nhiều nhất với 37 cây, Thanh Hoá có 26 cây, Hải Phòng có 4 cây, Nghệ An, Quảng Nam và Hoà Bình, mỗi nơi có 1 cây.

Đáng chú ý, trong số 70 cây cổ thụ đủ tiêu chuẩn, nhiều cây cổ thụ có niên đại từ 200 đến gần 600 tuổi. Cụ thể, 01 cây Đa gần 300 năm và 36 cây Săng lẻ có tuổi từ 200 đến hơn 560 năm ở tiểu khu 1469, xã Quang Trực, huyện Tuy Đức.Tuy chưa lọt vào danh sách Cây Di sản trong đợt xét lần này, nhưng 02 cây Me tây của xã này vẫn chưa hết cơ hội, nếu thời gian tới địa phương cung cấp đủ những thông tin cần thiết để xác minh chính xác danh tính và tuổi cây.

Cùng với 22 Cây Xà cừ được trồng cách đây hơn 100 năm dọc 2 bên đường vào khu di tích lịch sử văn hoá Đền Nưa – Am Tiên – Ngàn Nưa (huyện Triệu Sơn) ở tỉnh Thanh Hóa còn có 02 cây Thị cổ thụ ở huyện Như Xuân ( 1 cây ở khu phố 1, thị trấn Yên Cát và 1 cây ở thôn Hợp Thành, xã Bình Lương) được công nhận đủ tiêu chuẩn Cây Di sản Việt Nam. Cũng trên địa bàn huyện Như Xuân (trong khu bảo vệ nghiêm ngặt VQG Bến En) thuộc địa giới hành chính Làng Mài, xã Bình Lương còn có cây Gội hơn 300 năm, chu vi thân tới 9 m và cây Lim xanh hơn 700 năm, chu vi thân 6,4 m ở thôn Đức Bình, xã Tân Bình được công nhận đủ tiêu chuẩn Cây Di sản Việt Nam.

Cây đa cổ thụ từ thế kỷ 17 (theo tài liệu) bên đền Bà Kiệu (quận Hoàn Kiếm), một trong những cây cổ thụ lâu đời nhất trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên, chưa được công nhận Cây Di sản Việt Nam.

Bốn cây cổ thụ của thành phố Hải Phòng được công nhận đủ tiêu chuẩn Cây Di sản Việt Nam lần này đều là những cây cổ thụ của huyện Vĩnh Bảo. Cụ thể là: cây Đa gần 300 năm ở thôn Bích Động và cây Cậy hơn 200 năm, chu vi thân 3 m ở thôn Đông Tô (cùng ở xã Liên Am); cùng 2 cây Muỗm (một cây hơn 300 năm và một cây hơn 400 năm) ở chùa Linh Hội, thôn Đông Tô, xã Liên Am.

Cây Cọ xẻ hơn 300 năm ở thôn 5, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An và cây Rõi hơn 600 năm ở thôn Thạch Tân, xã Tam Thăng, thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam), cùng cây Gội ở VQG Bến En (Thanh Hoá) được Hội đồng xét công nhận đủ tiêu chí Cây Di sản Việt Nam, nhưng yêu cầy phải bổ xung  thông tin để xác định chính xác tên khoa học của cây.

Tỉnh Hòa Bình chỉ có 01 cây Thị ở thôn Lòng, xã Yên Trị, huyện Yên Thủy được xét công nhận là Cây Di sản Việt Nam, nhưng đây là cây cổ thụ lâu năm và có chu vi thân  lớn nhất (700 năm; chu vi thân: 9,0 m).

Theo Hội đồng Cây Di sản Việt Nam, danh sách 70 cây cổ thụ nêu trên đã được trình Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam xem xét ký Quyết định công nhận.  

 

Phạm Dung

 

Khánh Hòa: Cây Trôm mủ 270 năm tuổi được công nhận Cây Di sản

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline