Hotline: 0941068156

Thứ tư, 27/11/2024 20:11

Tin nóng

25 tác phẩm xuất sắc được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Hội nghị Ban Chấp hành 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội

Hoà Bình: 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Đa cổ thụ ở Phú Xuyên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Từ năm 2025 áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới nhập khẩu

25 giải sẽ được trao trong Lễ công bố, trao giải Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024

Việt Nam chia sẻ 3 bài học trong xóa đói giảm nghèo tại G20

Ứng Hoà (Hà Nội): Hai cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị G20

COP29: ‘Tài chính khí hậu là an ninh toàn cầu, không phải đi làm từ thiện’

COP29: Việt Nam ủng hộ quan điểm cần đảm bảo mục tiêu tài chính khí hậu

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 khoảng 7,0-7,5%

Tăng trưởng GDP Việt Nam có thể cao nhất khu vực ASEAN +3

Bão giật cấp 17 có thể suy yếu khi gần bờ

Theo dõi chặt chẽ, triển khai các biện pháp ứng phó bão Yinxing

Tiểu vùng Mekong mở rộng: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo với 3 trụ cột

Bão giật cấp 17 sắp vào Biển Đông

Trong 10 tháng, thiên tai gây thiệt hại trên 78 nghìn tỷ đồng

Việt Nam – UAE: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác kinh tế thương mại, văn hóa xã hội

Quảng Nam: Bão số 6 áp sát gây mưa lớn, gió giật cấp 10

Thứ tư, 27/11/2024

27/7: Ngày tri ân các thương binh, anh hùng liệt sĩ

Thứ tư, 27/07/2022 13:07

TMO – Vào tháng 7 hàng năm, nhiều hoạt động diễn ra trên khắp cả nước trong hành trình “đền ơn đáp nghĩa”, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân các anh hùng liệt sĩ, thương bệnh binh, người có công. Không chỉ là những hoạt động đền ơn, đáp nghĩa cụ thể, nghĩa tình, đây còn là dịp để mỗi người đang được hưởng độc lập, tự do, hòa bình, thống nhất nhắc nhở nhau nâng cao trách nhiệm giữ gìn hòa bình, phát triển đất nước để không phụ lòng các thế hệ đã hy sinh xương máu vì Tổ quốc.

Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, biết bao thế hệ người Việt Nam với tinh thần yêu nước, ý chí anh dũng kiên cường, bất khuất đã đem cả máu xương cống hiến cho sự nghiệp bảo vệ và dựng xây đất nước. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, trong thế kỷ 20, lớp lớp con em ưu tú của dân tộc đã xếp bút nghiên, tạm quên hạnh phúc cá nhân lên đường làm cách mạng, kháng chiến chống quân xâm lược, làm nên những kỳ tích vẻ vang trong lịch sử đấu tranh của dân tộc, giành độc lập - tự do và xây dựng đất nước.

Từ thắng lợi của “Chín năm làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu, đến Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử và Đại thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Việt Nam đã khiến cộng đồng quốc tế ngả mũ khi giành chiến thắng trước hai đế quốc, thực dân hùng mạnh hàng đầu thế giới, góp phần thúc đẩy phong trào đấu tranh giành độc lập, tự do trên toàn cầu. Hòa bình chưa lâu, cả nước lại phải bước vào hai cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc với chiến thắng vang dội không kém, đồng thời hoàn thành nghĩa vụ quốc tế cao cả với nước bạn anh em.

Hoạt động tri ân các anh hùng liệt sĩ diễn ra trên khắp cả nước.

Ghi nhận những đóng góp, sự hy sinh của các anh hùng, liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, ngay từ khi lập nước, ngày 16/2/1947, Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ký Sắc lệnh số 20/SL về “Ưu đãi người có công”, sau đó được bổ sung, sửa đổi bằng Sắc lệnh 242/SL ngày 12/10/1948 quy định tiêu chuẩn xác nhận thương binh, truy tặng tử sĩ, thực hiện chế độ “lương hưu thương tật” đối với thương binh, chế độ “tiền tuất” đối với gia đình tử sĩ. Đến ngày 17/7/1947, trong thư gửi Ban Thường trực của Ban Tổ chức “Ngày thương binh toàn quốc”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đồng ý chọn ngày 27/7 hằng năm là “Ngày Thương binh - Liệt sĩ” - ngày để quân dân cả nước bày tỏ sự biết ơn đối với thương binh, liệt sĩ và gia đình liệt sĩ, đồng thời đánh dấu sự ra đời của các hoạt động tình nghĩa “Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” đối với người có công với cách mạng trong tháng 7 hằng năm. Người căn dặn: “Thương binh, bệnh binh, gia đình quân nhân và gia đình liệt sĩ là những người có công với Tổ quốc, với nhân dân. Cho nên bổn phận chúng ta là phải biết ơn, phải yêu thương và giúp đỡ họ”.

Đảng và Nhà nước thông qua việc đề ra và thực hiện đầy đủ chính sách xã hội đối với thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng tiếp tục đóng góp công sức vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực sự đã trở thành động lực vật chất, tinh thần giúp các thương, bệnh binh, người có công vươn lên, vượt qua khó khăn thử thách, làm chủ cuộc sống. Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân và lòng biết ơn sâu sắc của các tầng lớp nhân dân, của các thế hệ đối với liệt sỹ, gia đình liệt sỹ, thương binh, bệnh binh và người có công với cách mạng. Sự cống hiến, hy sinh của họ cho độc lập, tự do của dân tộc, cho hạnh phúc của nhân dân là vô giá, không chỉ cho ngày hôm qua, hôm nay mà cho muôn đời con, cháu mai sau. Việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ và người có công là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của mọi người dân, của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. Làm tốt công tác đối với thương binh, liệt sỹ và Người có công với cách mạng thể hiện tính ưu việt và bản chất tốt đẹp của Nhà nước ta, củng cố niềm tin của nhân dân ta vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, làm cơ sở cho giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa. 

 

 

Lưu Hà – Khánh Linh

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline