Hotline: 0941068156

Thứ hai, 20/01/2025 02:01

Tin nóng

Đảm bảo an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ và Lễ hội xuân 2025

Thêm 15 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Bến Tre: Thiên tuế hơn 200 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Việt Nam – Lào: Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế theo hướng bền vững

Dấu ấn VACNE năm 2024

Thủ tướng: Đổi mới, sáng tạo, bứt phá, đưa đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình

TP. HCM: 8 cổ thụ tại Thảo Cầm viên được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Mù Cang Chải (Yên Bái): 4 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Năm 2024 đánh dấu nhiều thành tựu quan trọng về chính sách, pháp luật ngành tài nguyên, môi trường

Đồng Tháp: Ghi nhận 7 cá thể sếu đầu đỏ về Vườn quốc gia Tràm Chim

Tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Quảng Ninh: 156 cây cổ thụ tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long được công nhận Cây Di sản

Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố loạt sự kiện nổi bật của ngành năm 2024

Nhiều ý nghĩa trong việc sớm hoàn thành tái thiết các khu dân cư

Nam Định: Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giai đoạn 2021-2030 Hà Nội đặt mục tiêu GRDP bình quân từ 8,5 - 9,5%

Hải Phòng: Thêm 4 cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thêm 49 cây cổ thụ đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

8 nhóm nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

Phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2025 đạt khoảng 8%, tạo đà năm 2026

Thứ hai, 20/01/2025

Thực trạng về hoạt động khai thác cát dưới dòng sông Lô (đoạn chạy qua địa bàn tỉnh Tuyên Quang) – Bài 1

Thứ bảy, 01/10/2022 13:10

TMO – Nguồn tài nguyên khoáng sản nếu khai thác hợp lý (tức được cấp phép) sẽ góp phần phát triển kinh tế-xã hội đia phương, đóng góp ngân sách nhà nước. Ngược lại, không chỉ gây thất thoát mà còn tác động xấu đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường và ảnh hưởng lớn đến đời sống, sản xuất của người dân.

Cuối tháng 8/2022, một doanh nghiệp cho tàu tiến sát bãi soi giữa (mặt bên phía dòng chảy giáp với xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương) khai thác cát, sỏi gây sạt lở đất canh tác, hoa màu của nhiều hộ dân thôn An Phúc, xã An Khang, TP Tuyên Quang - Ảnh cắt từ clip người dân cung cấp.

Quy định thì chặt chẽ...

Do phát triển “nóng” trong những năm gần đây, cát sỏi dần trở thành một nguồn tài nguyên khan hiếm. Bởi nguồn thu từ khai thác, buôn bán loại vật liệu này ngày càng hấp dẫn, lợi nhuận cao nên hoạt động khai thác cát, sỏi ngày càng trở nên rầm rộ với qui mô lớn. Việc khai thác bất hợp lý sẽ gây tổn hại đến cảnh quan thiên nhiên, môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân và thất thoát khoản thu cho ngân sách nhà nước.

Ngày 24/2/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý khai thác cát, sỏi và bảo vệ lòng, bờ bãi sông (sau đây gọi tắt là Nghị định số 23/2020/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10/4/2020, trong đó có các quy định cụ thể về bảo vệ lòng, bờ, bãi sông. Ngày 22/9/2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 5195/BTNMT-TNN đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Nghị định nêu trên.

Ngoài ra, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã ra Công văn số 2077/BTNMT-TNN gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đôn đốc thực hiện Nghị định số 23/2020/NĐ-CP của Chính phủ, từ ngày 10/4/2020, cấm khai thác cát, sỏi tại khu vực bờ sông có nguy cơ sạt, lở. Thế nhưng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, tình trạng khai thác cát, sỏi dưới dòng sông Lô vẫn đang diễn ra, gây sạt lở bờ, bãi sông, người dân mất đất canh tác, tác động xấu đến môi trường.

Khai thác cát, sỏi sát bờ soi gây sạt lở đất canh tác của người dân ở thôn An Phúc, xã An Khang, TP Tuyên Quang - Ảnh: Thiên Trường.

Người dân chỉ biết... kêu giời!

 Xã An Khang, TP Tuyên Quang những ngày này đang xôn xao câu chuyện doanh nghiệp khai thác cát, sỏi gây sạt lở bờ, bãi soi. Hoa màu, đất canh tác của người dân cứ thế trôi theo dòng sông. Cuộc sống, sản xuất bị đảo lộn, nhiều người mất ăn mất ngủ vì diện tích đất canh tác ngày càng sạt lở mạnh, họ chỉ có thể chọn nhận đền bù bằng việc bán đất canh tác cho doanh nghiệp khai thác cát, sỏi ở khu vực gây sạt lở với giá rẻ mạt, hoặc mất trắng!

Nhóm Phóng viên Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường đã đến thôn An Phúc, xã An Khang, TP. Tuyên Quang để tìm hiểu về thực trạng nêu trên. Ông Nguyễn Văn Nhất ở thôn An Phúc, xã An Khang cho biết: Thời điểm cuối tháng 8/2022, có một doanh nghiệp cho tàu khai thác ngay sát bờ soi (mặt bên phía giáp với xã Vĩnh Lợi, huyện Sơn Dương) làm sạt lở một phần diện tích trồng ngô đang sắp cho thu hoạch của gia đình ông và một số hộ gia đình khác. Ngay sau vụ việc người dân đã ngăn không cho doanh nghiệp khai thác. Phía doanh nghiệp khai thác cũng đến gặp gỡ người dân và đặt vấn đề mua đất canh tác tại bãi Soi của người dân với giá 5tr/1 sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2), nhà nào có sổ bìa đỏ thì Công ty mới mua với giá 10 triệu/1 sào. Hiện tại, doanh nghiệp này đã cho tàu sang mép bên này (bờ Soi mặt bên xã An Khang, xã Thái Long) tiếp tục cắm vào sát bờ Soi để khai thác, mặc cho đất vẫn đang bị lở.

Ông Nguyễn Văn Nhất xót xa trước diện tích đất canh tác của gia đình ông và bà con thôn An Phúc, xã An Khang bị sạt lở - Ảnh: Thiên Trường.

Còn bà Nguyễn Thị Thúy Hường, thôn An Phúc, xã An Khang cho biết, đất Soi giữa trong thôn màu mỡ, phì nhiêu rất thuận lợi cho người dân sản xuất nông nghiệp. Bao đời nay, người dân sinh sống, canh tác ổn định. Nay đất sạt lở nghiêm trọng từng giờ, từng ngày do khai thác cát. Người dân chỉ biết nhìn mà đau xót.

“Nhà tôi trước đây có khoảng 800 m2, nhưng hôm trước sang đo chỉ còn hơn 400 m2, ngày xưa 5 triệu/1 sào nhưng tiếc lại không bán. Giờ khổ chẳng biết kêu ai cả, kêu đến ông nào (tức người có chức năng liên quan-pv) cũng thấy “chìm nghỉm”. Đơn gửi lên xã từ bao năm nhưng không có ai giải quyết, cho đến nay đất Soi đã sạt lở gần hết rồi. Chỉ có họ (tức doanh nghiệp khai thác - pv) gọi ra bảo bán nhanh không có thì hết thôi, chứ còn chẳng có thôn, xã nào giải quyết cho nhà tôi cả”, bà Hường nói.

Cũng như gia đình bà Hường, nhiều hộ dân khác hàng ngày chứng kiến doanh nghiệp ngang nhiên khai thác cát, sỏi một cách quy mô lớn khiến từng tấc đất canh tác, hoa màu bị sạt lở, trôi sông. Cực chẳng đã, đường cùng, nhiều hộ đành phải chấp nhận với cái giá 5 triệu/sào mà doanh nghiệp này đưa ra, còn hơn là mất trắng. Cũng có một số ít như gia đình ông Nguyễn Văn Trường, gia đình ông Triệu Văn Hùng..., vì không chấp nhận được mức giá rẻ mạt này, quyết tâm giữ đất để sản xuất nên sau một thời gian đơn vị khai thác, toàn bộ diện tích đất canh tác đã bị sạt lở hoàn toàn, doanh nghiệp thì cũng phủi tay. Lúc này người dân chỉ biết... kêu giời!.

Tàu khai thác cát, sỏi ngay sát bờ - Ảnh: Thiên Trường.

Lạ lùng việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí

Với mong muốn tìm hiểu về công tác quản lý cũng như những tác động xấu đến thiên nhiên, môi trường và cuộc sống của người dân từ hoạt động khai thác cát, sỏi,  Qua đó, nhằm tìm ra giải pháp để hạn chế tổn thất tài nguyên, thiên nhiên và môi trường phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. PV của Tạp chí điện tử Thiên nhiên và Môi trường đã liên hệ, đặt lịch làm việc với UBND xã An Khang.

Sau nhiều ngày liên hệ, Chủ tịch UBND xã An Khang Lê Xuân Hương phản hồi sẽ gặp, làm việc với PV vào ngày 20/9/2022. Thế nhưng tại buổi làm việc, PV được biết UBND xã này đã ủy quyền cho một đơn vị là Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp, thuộc Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang (sau đây gọi là Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp Tuyên Quang) có địa chỉ tại số 4, đường Lê Hồng Phong, Tổ 14, phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang do ông Triệu Quang Nghị, Phó Giám đốc làm đại diện cùng với ông Trần Thanh Sơn, công chức Tư pháp - Hộ tịch của UBND xã An Khang làm việc với PV. Xuyên suốt quá trình làm việc, trước những nội dung PV đề cập và cần tìm hiểu, ông Trần Quang Nghị, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp Tuyên Quang đại diện nêu ý kiến và từ chối không cung cấp thông tin.

Trụ sở UBND xã An Khang, TP Tuyên Quang.

Trong khi đó, Nghị định 09/2017/NĐ-CP của Chính phủ ban hành quy định chi tiết việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của các cơ quan hành chính nhà nước. Theo đó, người thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Trường hợp Chủ tịch Ủy ban nhân dân vắng mặt thì uỷ quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.

Như vậy, thật khó hiểu khi UBND xã An Khang tại buổi làm việc với cơ quan báo chí nhằm trao đổi thông tin về tình trạng khai thác cát, sỏi của một số doanh nghiệp trên địa bàn mình quản lý gây ra cũng như những hệ lụy của hành vi này lại ủy quyền cho một đơn vi không có thẩm quyền là Trung tâm tư vấn pháp luật và hỗ trợ doanh nghiệp, trực thuộc Hiệp hội DN tỉnh Tuyên Quang. Câu hỏi đặt ra là việc ủy quyền như vậy có đúng với quy định?

Trong khi chờ đợi câu trả lời cho  những vấn đề nêu trên thì hằng ngày, hoạt động khai thác cát, sỏi vẫn đang tiếp tục diễn ra. Và người dân xã An Khang vẫn lãnh chịu mọi hậu quả bởi diện tích đất canh tác của họ từng giờ, từng ngày đang bị sạt lở nghiêm trọng.

 

Bài tiếp: "Công trường" khai thác cát dưới lòng sông Lô

 

 

Nhóm PV

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline