Hotline: 0941068156

Chủ nhật, 19/05/2024 11:05

Tin nóng

Thêm 50 cây cổ thụ trên cả nước đủ điều kiện công nhận Cây Di sản Việt Nam

Lai Châu: Đa cổ thụ hơn 500 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam: Nỗ lực hoàn thành kế hoạch 6 tháng đầu năm 2024

Quần thể 53 cây cổ thụ tại Bình Dương được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Quần thể chè Shan tuyết cổ thụ ở Sơn La được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cây nghiến Di sản - Tài sản vô giá của núi rừng Lâm Bình

Tam Kỳ (Quảng Nam): Đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam đối với quần thể 9 cây sưa cổ thụ

Cần cơ chế bảo tồn, phát huy giá trị Cây Di sản Việt Nam

Phát hiện 6.978 vụ vi phạm về môi trường trong 3 tháng đầu năm 2024

Hải Dương: Cây muồng ràng ràng 300 năm tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Thanh Oai (Hà Nội): 5 cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Giờ Trái đất 2024: Cả nước tiết kiệm được 428.000 kWh

Quần thể 9 cây sưa cổ thụ ở Tam Kỳ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Hải Phòng: Bồ đề và bàng cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

6 cổ thụ ở Tam Nông được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam: Lan tỏa thông điệp bảo vệ cảnh quan, môi trường ứng phó biến đổi khí hậu

Phát động cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam

Khẩn trương ứng phó cao điểm xâm nhập mặn

Cẩm Phả (Quảng Ninh): Nhiều cây cổ thụ được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Vĩnh Phúc: Duối cổ thụ hơn 700 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam

Chủ nhật, 19/05/2024

Điều kiện cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất

Chủ nhật, 05/05/2024 08:05

TMO - Khai thác tài nguyên nước, trong đó có nguồn nước dưới đất hợp lý, hiệu quả góp phần quan trọng trong đảm bảo an ninh nguồn nước. Luật Tài nguyên nước 2023 quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất.  

Tại Điều 57 Luật Tài nguyên nước 2023, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước khi đáp ứng các điều kiện sau: Hoàn thành việc lấy ý kiến theo quy định tại khoản 8 Điều 52 của Luật này. Việc khai thác tài nguyên nước phù hợp với nội dung quy định tại điểm a khoản 1 Điều 56 của Luật này khai thác nước dưới đất phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật này. Bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra theo quy định của Luật này; Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo đầy đủ, chính xác. 

Tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Có phương án thi công các hạng mục thăm dò nước dưới đất đáp ứng yêu cầu về bảo vệ nước dưới đất và phù hợp với quy định liên quan đến vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điều 31 của Luật này; Bảo đảm thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án đầy đủ, chính xác; Tổ chức khai thác nước mặt có xây dựng đập, hồ chứa trên sông, suối ngoài việc đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều này, điểm b khoản 3 Điều 50 của Luật còn phải đáp ứng điều kiện sau đây: Có phương án về thiết bị, nhân lực để quan trắc khí tượng thủy văn, dự báo lượng nước đến hồ, vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát khai thác tài nguyên nước; Có quy trình vận hành hồ chứa theo quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước đối với trường hợp đã có công trình.

Ảnh minh họa. 

Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau: Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm; Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm; Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm; Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó. 

Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn 02 năm và được xem xét gia hạn một lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm. Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp, gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thì giấy phép được cấp, gia hạn theo thời hạn đề nghị trong đơn. Trường hợp hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép khai thác tài nguyên nước của tổ chức, cá nhân nộp trước 45 ngày so với thời điểm giấy phép đó hết hiệu lực thì thời điểm hiệu lực ghi trong giấy phép gia hạn được tính nối tiếp với thời điểm hết hiệu lực của giấy phép đã được cấp trước đó. 

Bộ TN&MT cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất đối với công trình có quy mô khai thác nước lớn; công trình khai thác nước có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh; UBND cấp tỉnh cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này; tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.  

UBND cấp huyện tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất; UBND cấp xã tiếp nhận kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt; Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quy định trình tự, thủ tục kê khai việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình, đăng ký khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quy định cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất.  

 

 

Hồng Hạnh 

 

 

 

 

 

Thích và chia sẻ bài viết:

Bình luận

    Bình luận của bạn

    cmt
      Web đang chạy kỹ thuật
      Zalo phone Hotline