[Photo Story] Phố phường Hà Nội rực rỡ sắc tím bằng lăng
Những ngày đầu tháng 5, trên khắp phố phường Hà Nội, hoa bằng lăng đã nở rộ báo hiệu một mùa Hè đang về. Sắc tím của loài hoa này phủ kín nhiều con đường khiến Hà Nội trở nên lãng mạn, quyến rũ hơn.
| 0
Đi trên đường phố Hà Nội những ngày này không khó để bắt gặp sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng, nổi bật giữa hàng cây xanh ngát.
Hoa bằng lăng có rất nhiều màu khác nhau như: tím, trắng nhạt, hồng,… nhưng có lẽ bằng lăng tím vẫn là màu sắc quen thuộc nhất đối với người dân Thủ đô.
Cây bằng lăng có chiều cao trung bình từ 10 – 15m, thuộc loại cây thân gỗ, có tán lá rậm nên thường được trồng dọc phố phường Hà Nội để tạo cảnh quan đô thị và che bóng mát, lâu dần trở thành một điểm nhấn của Thủ đô mỗi khi Hè về. Nhiều tuyến phố Hà Nội trồng loại cây này, tiêu biểu như đường ven hồ Tây, phố Kim Mã, Đào Tấn, Giải Phóng, Trần Thái Tông,...
Hoa bằng lăng thường nở rộ từ đầu tháng 5 đến hết tháng 6, đây cũng là loài hoa gắn liền với tuổi học trò cùng với sắc đỏ của hoa phượng.
Mỗi bông hoa có 6 đến 7 cánh mỏng, khi nở thường xòe rộng, cánh hoa mỏng nhẹ như giấy.
Hoa thường mọc thành từng chùm ở đầu cành, cành hoa có chiều dài từ 20-30cm.
Sau những trận mưa rào đầu hè kéo đến hoa thường rụng rất nhiều.
Hoa bằng lăng mang vẻ cuốn hút, ra hoa nhanh. Tuy nhiên cũng nhanh chóng tàn.
Khắp phố phường Thủ đô đã được nhuộm tím màu sắc quen thuộc của hoa bằng lăng.
Sắc tím thơ mộng của hoa bằng lăng, thu hút nhiều bạn trẻ.
Dọc ven hồ Hoàng Cầu (quận Đống Đa) các cây bằng lăng có tán thấp, hoa nở rộ được nhiều bạn trẻ lui tới để chụp ảnh.
Bạn Lưu Nhi (SV năm hai của một trường Đại học ở Hà Nội) chia sẻ, em vẫn thích hoa phượng hơn. Tuy nhiên, những năm gần đây em thấy hoa phượng ngày một ít đi hay không còn được nhắc đến nhiều như trước. Hoa bằng lăng cũng đẹp, cũng gắn với thời áo trắng của tuổi học trò và mỗi dịp Hè về, em không quên ghi lại những khoảnh khắc đẹp của bằng lăng tím.
TMO - Phát triển sản xuất, công nghiệp, dịch vụ trên nguyên tắc tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai, gắn với liên kết phát triển vùng, hình thành cụm liên kết ngành; hạn chế...
TMO – Theo quy định hiện hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng, trình Chính phủ ban hành Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí và tổ chức thực...
TMO – Hành lang bảo vệ nguồn nước; Hành lang bảo vệ an toàn đê điều và các khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia là một trong 6 khu vực vùng đồng bằng sông Hồng sẽ hạn chế phát triển – theo...
TMO – Giai đoạn sau năm 2030 đến 2050 sẽ tiếp tục tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người, hạ tầng kỹ thuật và các hệ thống tự nhiên nhằm bảo vệ và nâng cao...
Bình luận