Đảo cò Chi Lăng Nam (trên hồ An Dương, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương). Đây là nơi trú ngụ của hàng vạn chú cò, vạc, chim nước quần tụ giữa không gian xanh mát của vùng quê yên bình.
| 0
Đảo cò Chi Lăng Nam nằm trong hồ An Dương, nơi có diện tích khoảng 67 ha. Đảo Cò hiện là nơi trú của khoảng 16.000 con cò, 6.000 con vạc như: cò lửa, cò ruồi, cò bợ, cò đen, cò nghênh, cò diệc, cò trắng, cò ngang, cò hương và ba loại vạc là vạc xám, vạc xanh, vạc đen.
Nơi đây có nhiều loài chim quý hiếm (diệc xám, chim trả, bói cá, bồng chanh, cuốc, cú mèo...). Đồng thời cũng là nơi trú ngụ của nhiều loài cá quý và các loại thực vật thủy sinh, hoang dã.
Đây là khu dự trữ thiên nhiên có tính đa dạng sinh học lớn, được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Hiếm có nơi nào cò tập trung với số lượng lớn, mật độ dày, phong phú về chủng loại và gần gũi với con người như ở Đảo Cò Chi Lăng Nam.
Sáng sớm và chiều tối là khoảng thời gian nhộn nhịp nhất của đảo Cò. Đó là lúc cò bay đi kiếm ăn và kéo về tổ để nghỉ ngơi sau một ngày. Tiếng kêu của cò vang xa, tạo thành bản hoà tấu, khởi động một ngày mới hoặc kết thúc một ngày. Những cánh cò chao nghiêng trên mặt hồ trong xanh như một bức tranh thiên nhiên quyến rũ.
Hồ An Dương không quá rộng nhưng lòng hồ rất sâu. Hồ có mạch ngầm nối ra sông nên có nhiều cá to. Nơi đây đan xen hài hòa với đền, chùa và các nghề truyền thống, là điều kiện phát triển vùng du lịch sinh thái đồng bằng Bắc Bộ.
Đảo cò Chi Lăng Nam được xếp hạng Di tích quốc gia vào năm 2014 với diện tích khoanh vùng bảo vệ khoảng 67,1 ha. Danh lam thắng cảnh Đảo Cò là Di tích cấp quốc gia góp phần phát huy giá trị văn hóa vì lợi ích cộng đồng. Đồng thời góp phần nâng cao bảo tồn đa dạng sinh học, môi trường, tạo cơ hội phát triển du lịch.
Thời gian qua, Đảo cò Chi Lăng Nam là điểm du lịch hấp dẫn của tỉnh Hải Dương nói riêng và phía Bắc nói chung. Đây là cơ hội để người dân bản địa nâng cao thu nhập từ các sản phẩm dịch vụ phục vụ du lịch.
Tuy nhiên, theo các nhà khoa học, cùng với việc bảo tồn, phát triển đàn cò và các loài sinh vật trong khu vực đảo cò, việc khai thác, đầu tư đưa đảo cò thành điểm du lịch sinh thái đặc biệt là rất cần thiết nhằm phát triển, bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường, thiên nhiên.
Cụ thể, cần giám sát biến động thành phần loài, số lượng loài chim cư trú, làm tổ trên đảo, duy trì thảm thực vật và bổ sung trồng mới các loài phù hợp; thường xuyên tu bổ kè đá để giảm hiện tượng sạt lở…
Song song với đó, cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ và bảo vệ chất lượng môi trường nước trong lòng hồ An Dương, nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường.
Để phát triển du lịch sinh thái, địa phương cần xây dựng liên kết với các tour du lịch chung ở Hải Dương, có quy chế riêng về du lịch sinh thái. Đồng thời, cần có chương trình đào tạo, nâng cao kiến thức môi trường sinh thái cho người dân và lãnh đạo địa phương trực tiếp quản lý di tích danh thắng này.
Bên cạnh đó, cần hệ thống hóa các tư liệu về các loài chim trên đảo, không ngừng bổ sung các công cụ, phương tiện phục vụ nhu cầu tham quan, nghiên cứu của du khách khi về với đảo cò, để nơi đây trở thành một trung tâm giáo dục thiên nhiên hấp dẫn.
Một số ý kiến cho rằng Hải Dương nên có cơ chế thoáng để thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng du lịch tại địa phương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lưu ý, việc đầu tư hạ tầng phát triển du lịch là rất cần thiết nhưng phải nghiên cứu thật kỹ trên cơ sở khoa học, không thể vội vàng và nên tiến hành tham khảo ý kiến chuyên gia.
Đánh giá về môi trường sống của loài cò hay một số loài chim hoang dã khác, còn nhớ trong một buổi phỏng vấn GS. TSKH Đặng Huy Huỳnh, Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cách đây không lâu, Giáo sư Huỳnh nhấn mạnh về tầm quan trọng về môi trường sống của loài chim hoang dã, đặc biệt là loài cò. “Loài cò có giác quan rất nhạy bén với môi trường sống của chúng, chỉ cần có sự thay đổi nhỏ hoặc tác động nhẹ đến môi trường sống chúng cũng có thể sẽ bỏ đi, không quay về, bởi chúng biết những thay đổi, tác động đó khiến môi trường sống không còn phù hợp và thiếu tính an toàn”, Giáo sư Huỳnh nói.
TMO – Chính phủ yêu cầu UBND tỉnh Hà Nam tổ chức xây dựng và thực hiện phương án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, cho thuê đất để...
TMO – Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đề nghị G20 cần tiên phong trong kết nối nguồn lực, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tài chính, nâng cao năng lực và kiến tạo hệ sinh...
TMO - “Tăng cường quản lý nhà nước về biến đổi khí hậu, hoàn thiện thể chế, chính sách và thúc đẩy việc lồng ghép thích ứng với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch” là một...
TMO – Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đặt ra 38 nhiệm vụ, hoạt động cụ thể, được giao cho các Bộ, ngành, địa phương gắn với thời gian thực hiện nhất định,...
Bình luận